DanLuat
Chào mừng bạn đến với Dân Luật . Để viết bài Tư vấn, Hỏi Luật Sư, kết nối với Luật sư và chuyên gia, … Bạn vui lòng ĐĂNG KÝ TÀI KHOẢN.
×

Thêm câu phản hồi

Quy trình, thủ tục bán đấu giá tang vật vi phạm hành chính

Theo quy định tại điểm đ khoản 1 Điều 82 Luật Xử lý vi phạm hành chính 2012 thì việc bán đấu giá tang vật, phương tiện vi phạm hành chính bị tịch thu được thực hiện theo quy định của pháp luật về bán đấu giá.
 
Theo quy định tại Điều 106 Luật quản lý, sử dụng tài sản công 2017 thì tang vật, phương tiện vi phạm hành chính bị tịch thu được xác lập quyền sở hữu toàn dân.
 
Đồng thời, theo quy định tại khoản 6 Điều 109 Luật này thì việc bán tài sản tịch thu sẽ thực hiện theo quy định của pháp luật về đấu giá tài sản.
 
Quy trình bán đấu giá được thực hiện như sau:
 
** Trước khi bán đấu giá:
 
- Chuyển giao tang vật, phương tiện vi phạm hành chính bị tịch thu để bán đấu giá theo quy định tại Điều 12 Nghị định 81/2013/NĐ-CP (cơ quan ra quyết định tịch thu phải ký hợp đồng bán đấu giá với tổ chức bán đấu giá chuyên nghiệp trên địa bàn tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương nơi xảy ra hành vi vi phạm hành chính).
 
- Xác định đơn vị chủ trì quản lý tài sản bị tịch thu này theo quy định tại khoản 1 Điều 5 Nghị định 29/2018/NĐ-CP.
 
- Thực hiện theo quy trình tại khoản 3 Điều 12 Thông tư 57/2018/TT-BTC (quy trình trước khi bán đấu giá tài sản).
 
- Sau đó, việc bán đấu giá này sẽ thực hiện theo trình chung tại Luật đấu giá tài sản:
 
Trình tự thực hiện mình tham khảo chi tiết từ Điều 55 đến Điều 63 Luật đấu giá tài sản 2016.
 
Sau khi lựa chọn được tổ chức làm dịch vụ đấu giá tài sản thì tổ chức này sẽ đứng ra thực hiện việc đấu giá theo quy trình tại Luật đấu giá tài sản 2016.
  •  2349
  •  Cảm ơn
  •  Phản hồi

Chủ đề đang được đánh giá

0 Lượt cảm ơn
câu phản hồi
Click vào bảng để xem hiển thị đầy đủ thông tin

Bạn vui lòng đăng nhập hoặc Đăng ký tại đây để tham gia thảo luận

Loading…