DanLuat
Chào mừng bạn đến với Dân Luật . Để viết bài Tư vấn, Hỏi Luật Sư, kết nối với Luật sư và chuyên gia, … Bạn vui lòng ĐĂNG KÝ TÀI KHOẢN.
×

Thêm câu phản hồi

Quy định về việc sử dụng quỹ phúc lợi của người lao động

Tình huống đặt ra là tại cuộc họp Ban Lãnh đạo Công ty có Nghị quyết: Mua cổ phiếu của 1 Công ty Cổ phần từ nguồn Quỹ Phúc lợi của Công ty. Như vậy Nghị quyết của Ban lãnh đạo Công ty có đúng không? Nếu phân phối quỹ phúc lợi cho người lao động rồi người lao động ủy thác cho 1 tổ chức thuộc Công ty (Công đoàn Công ty) đứng ra thay mặt người lao động mua cổ phiếu có được không?
 
Liên quan đến vấn đề này, các quy định liên quan quỹ phúc lợi được nêu tại các văn bản sau:
 
- Khoản 4 Điều 1 Nghị định 91/2014/NĐ-CP:
 
Khoản chi có tính chất phúc lợi chi trực tiếp cho người lao động mà doanh nghiệp có hóa đơn, chứng từ theo quy định như: Chi đám hiếu, hỷ của bản thân và gia đình người lao động; chi nghỉ mát, chi hỗ trợ điều trị; chi hỗ trợ bổ sung kiến thức học tập tại cơ sở đào tạo; chi hỗ trợ gia đình người lao động bị ảnh hưởng bởi thiên tai, địch họa, tai nạn, ốm đau; chi khen thưởng con cái của người lao động có thành tích tốt trong học tập; chi hỗ trợ chi phí đi lại ngày lễ, tết cho người lao động và những khoản chi có tính chất phúc lợi khác theo hướng dẫn của Bộ Tài chính; tổng số chi không quá 01 tháng lương bình quân thực tế thực hiện trong năm tính thuế”.
 
 - Khoản 4 Điều 3 Thông tư 25/2018/TT-BTC:
 
“- Khoản chi có tính chất phúc lợi chi trực tiếp cho người lao động như: chi đám hiếu, hỷ của bản thân và gia đình người lao động; chi nghỉ mát, chi hỗ trợ Điều trị; chi hỗ trợ bổ sung kiến thức học tập tại cơ sở đào tạo; chi hỗ trợ gia đình người lao động bị ảnh hưởng bởi thiên tai, địch họa, tai nạn, ốm đau; chi khen thưởng con của người lao động có thành tích tốt trong học tập; chi hỗ trợ chi phí đi lại ngày lễ, tết cho người lao động; chi bảo hiểm tai nạn, bảo hiểm sức khỏe, bảo hiểm tự nguyện khác cho người lao động (trừ Khoản chi mua bảo hiểm nhân thọ cho người lao động, bảo hiểm hưu trí tự nguyện cho người lao động hướng dẫn tại điểm 2.11 Điều này) và những Khoản chi có tính chất phúc lợi khác. Tổng số chi có tính chất phúc lợi nêu trên không quá 01 tháng lương bình quân thực tế thực hiện trong năm tính thuế của doanh nghiệp.”
 
- Khoản 4 Điều 32 Nghị định 91/2015/NĐ-CP về đầu tư vốn nhà nước vào doanh nghiệp và quản lý, sử dụng vốn, tài sản tại doanh nghiệp quy định như sau:
 
“4. Quỹ phúc lợi được dùng để:
 
a) Đầu tư xây dựng hoặc sửa chữa các công trình phúc lợi của doanh nghiệp.
 
b) Chi cho các hoạt động phúc lợi của người lao động trong doanh nghiệp bao gồm cả người quản lý doanh nghiệp, kiểm soát viên làm việc theo hợp đồng lao động và người quản lý doanh nghiệp, kiểm soát viên do nhà nước bổ nhiệm.
 
c) Góp một phần vốn để đầu tư xây dựng các công trình phúc lợi chung trong ngành hoặc với các đơn vị khác theo hợp đồng.
 
d) Sử dụng một phần quỹ phúc lợi để trợ cấp khó khăn đột xuất cho những người lao động kể cả những trường hợp về hưu, về mất sức, lâm vào hoàn cảnh khó khăn, không nơi nương tựa hoặc làm công tác từ thiện xã hội.
 
đ) Mức chi sử dụng quỹ do Tổng Giám đốc hoặc Giám đốc doanh nghiệp quyết định, được ghi trong Quy chế quản lý, sử dụng quỹ của doanh nghiệp.”
 
 - Điều 8 Nghị định 53/2016/NĐ-CP ngày 13/6/2016 của Chính, phủ quy định về lao động, tiền lương, thù lao, tiền thưởng đối với công ty có cổ phần, vốn góp chi phối của Nhà nước quy định như sau:
 
Điều 8. Về tiền thưởng, phúc lợi
 
Căn cứ vào lợi nhuận hàng năm sau khi hoàn thành nghĩa vụ với Nhà nước, các thành viên góp vốn theo quy định của Nhà nước và Điều lệ công ty, công ty xác định tiền thưởng, phúc lợi của người lao động và người quản lý công ty như sau:
 
1. Quỹ khen thưởng, phúc lợi của người lao động tối đa không quá 3 tháng tiền lương bình quân thực hiện, nếu lợi nhuận thực hiện bằng lợi nhuận kế hoạch. Trường hợp lợi nhuận thực hiện vượt lợi nhuận kế hoạch thì được trích thêm quỹ khen thưởng, phúc lợi bằng 20% lợi nhuận thực hiện vượt lợi nhuận kế hoạch, nhưng tối đa không quá 3 tháng tiền lương bình quân thực hiện”.
 
Nhìn chung, theo các quy định trên thì quỹ phúc lợi do công ty lập phải trích cho người lao động nhằm phục vụ cho người lao động. Việc công ty quyết định mua cổ phiếu của 1 Công ty Cổ phần từ nguồn Quỹ Phúc lợi của Công ty sẽ không phù hợp với mục đích chi của quỹ theo các quy định nêu trên khi việc mua cổ phiếu chỉ phục vụ cho công ty chứ không phải của người lao động. Ở đây, cần xác định quỹ trên sẽ chi cho người lao động chứ phải chi để doanh nghiệp đầu tư.
 
Mặt khác, đối với vấn đề phân phối quỹ phúc lợi cho người lao động thì đơn vị cũng phải nêu rõ phân phối nhằm mục đích cụ thể gì để đáp ứng điều kiện ghi nhận chi phí được trừ. Chứ đơn vị cũng không thể chi tiền thẳng cho họ không có lí do. Mà khi chi cho người lao động thì phải phục vụ cho họ, chứ không thể chi xong rồi ràng buộc họ phải ủy thác lại công đoàn để mua cổ phần từ công ty khác được.
 
Theo đó, trong trường hợp này, đơn vị nên thỏa thuận trước với người lao động, làm rõ mong muốn, mục đích của công ty về việc mua cổ phiếu của công ty kia nhằm mục đích gì để thuyết phục người lao động. Đương nhiên công ty không thể ép họ sử dụng tiền công ty hỗ trợ để mua cổ phiếu được.
  •  12690
  •  Cảm ơn
  •  Phản hồi

Chủ đề đang được đánh giá

2 Lượt cảm ơn
câu phản hồi
Click vào bảng để xem hiển thị đầy đủ thông tin

Bạn vui lòng đăng nhập hoặc Đăng ký tại đây để tham gia thảo luận

Loading…