DanLuat
Chào mừng bạn đến với Dân Luật . Để viết bài Tư vấn, Hỏi Luật Sư, kết nối với Luật sư và chuyên gia, … Bạn vui lòng ĐĂNG KÝ TÀI KHOẢN.
×

Thêm câu phản hồi

Quy định về bảo lãnh hàng hóa quá cảnh

Tại Điều 24 Nghị định 46/2020/NĐ-CP quy định về bảo lãnh quá cảnh, cụ thể như sau:

Điều 24. Bảo lãnh quá cảnh

1. Trước khi đăng ký tờ khai quá cảnh hải quan đối với hàng hóa xuất phát từ Việt Nam, người khai hải quan lựa chọn hình thức bảo lãnh một hành trình hoặc bảo lãnh nhiều hành trình và nộp thư bảo lãnh của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài cho cơ quan hải quan nơi đăng ký tờ khai để cập nhật thông qua Hệ thống ACTS. Bảo lãnh có giá trị đối với các nước tham gia hành trình vận chuyển hàng hóa quá cảnh.

Trường hợp người khai hải quan được công nhận là doanh nghiệp quá cảnh được ưu tiên thì thực hiện theo quy định tại Điều 26 Nghị định này.[...]”

Về cách tính số tiền bảo lãnh thì số tiền bảo lãnh của một tờ khai quá cảnh hải quan bằng 110% số tiền thuế hải quan có thể phát sinh cao nhất trong số các nước tham gia hành trình quá cảnh. Hệ thống ACTS hỗ trợ xác định số tiền bảo lãnh của từng tờ khai quá cảnh hải quan;

Riêng đối với số tiền bảo lãnh nhiều hành trình được xác định trên cơ sở một khoản tham chiếu. Khoản tham chiếu tương đương với số tiền thuế hải quan có thể phát sinh của các lô hàng quá cảnh đã thực hiện thông qua Hệ thống ACTS trong khoảng thời gian ít nhất là 07 ngày. Bảo lãnh nhiều hành trình được trừ lùi, khôi phục tương ứng với số tiền thuế được bảo lãnh đã hoàn thành hành trình vận chuyển hàng hóa quá cảnh, không có bất thường xảy ra hoặc tương ứng với số tiền thuế hải quan mà người khai hải quan hoặc người bảo lãnh đã nộp khi có bất thường xảy ra.

Về mức thuế suất thuế nhập khẩu và các loại thuế khác được tính theo mức thuê cao nhất theo quy định của pháp luật về thuế của nước có liên quan đến hành trình hàng hóa quá cảnh đi qua. Mức thuế suất thuế nhập khẩu tại Việt Nam tính theo Biểu thuế suất ưu đãi theo nguyên tắc tối huệ quốc (MFN). Cách tính thuế nhập khẩu và các loại thuế khác (nếu có) tại Việt Nam thực hiện theo quy định của pháp luật về thuế.

Về đồng tiền:

Đồng tiền bảo lãnh và đồng tiền nộp thuế là đồng Việt Nam trong trường hợp hàng hóa xuất phát từ Việt Nam quá cảnh qua các nước thành viên ASEAN, các trường hợp khác thì đồng tiền ghi trên thư bảo lãnh thực hiện theo quy định của nước đi.

Đồng tiền nộp thuế: Đồng tiền thanh toán tiền thuế hải quan phát sinh phải nộp cho cơ quan hải quan Việt Nam là đồng Việt Nam, trừ các trường hợp được phép khai thuế, nộp thuế bằng ngoại tệ tự do chuyển đổi theo quy định của Luật Quản lý thuế. Tỷ giá tính thuế thực hiện theo quy định của pháp luật về hải quan.

Về thời hạn hiệu lực bảo lãnh và điều kiện của người bảo lãnh được quy định tại Khoản 4 và Khoản 6 Điều 24 Nghị định 46/2020/NĐ-CP.

Trong vòng 10 ngày kể từ ngày cơ quan hải quan có thông báo theo mẫu do Bộ Tài chính ban hành thì người khai hải quan có trách nhiệm nộp đủ tiền thuế hải quan. Quá 90 ngày kể từ ngày hết thời hạn nộp thuế quy định mà người khai hải quan hoặc người bảo lãnh không thực hiện nghĩa vụ thuế thì cơ quan hải quan áp dụng các biện pháp cưỡng chế thi hành quyết định hành chính thuế theo quy định.

Bên cạnh đó, Cơ quan hải quan nơi đăng ký tờ khai quá cảnh hải quan kiểm tra, theo dõi, xử lý bảo lãnh the quy định tại Khoản 9 Điều 24 Nghị định 46/2020/NĐ-CP.

Ngoài ra, về nội dung trong thư bảo lãnh cũng phải đảm bảo các điều kiện quy định Khoản 5 Điều 24 Nghị định 46/2020/NĐ-CP và một số thủ tục khác thực hiện theo hướng dẫn của Thông tư 42/2020/TT-BTC.

 

  •  873
  •  Cảm ơn
  •  Phản hồi

Chủ đề đang được đánh giá

0 Lượt cảm ơn
câu phản hồi
Click vào bảng để xem hiển thị đầy đủ thông tin

Bạn vui lòng đăng nhập hoặc Đăng ký tại đây để tham gia thảo luận

Loading…