DanLuat
Chào mừng bạn đến với Dân Luật . Để viết bài Tư vấn, Hỏi Luật Sư, kết nối với Luật sư và chuyên gia, … Bạn vui lòng ĐĂNG KÝ TÀI KHOẢN.
×

Thêm câu phản hồi

Quy định trụ sở chính và địa điểm kinh doanh

Luật Doanh nghiệp 2020 chính thức có hiệu lực mang đến những thay đổi tích cực về nhiều vấn đề, hệ thống quy định phần lớn tạo điều kiện tối đa cho quá trình thành lập và hoạt động của Doanh nghiệp. 

Xin mang đến một vài thông tin về trụ sở và địa điểm kinh doanh của Doanh nghiệp theo quy định của Luật Doanh nghiệp 2020 dưới đây.

- Trụ sở chính của doanh nghiệp

Theo Điều 42 Luật Doanh nghiệp 2020, trụ sở chính của doanh nghiệp đặt trên lãnh thổ Việt Nam, là địa chỉ liên lạc của doanh nghiệp và được xác định theo địa giới đơn vị hành chính; có số điện thoại, số fax và thư điện tử (nếu có).

Như vậy, một nơi được xem là trụ sở chính có những đặc điểm:

+ Được ghi nhận trong Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh do cơ quan đăng ký kinh doanh cấp;

+ Trụ sở chính doanh nghiệp phải có địa chỉ cụ thể theo địa giới hành chính;

 + Trụ sở chính không được đặt tại chung cư. Trong đó, nghiêm cấm đặt trụ sở chính của công ty tại nhà chung cư có mục đích để ở (theo khoản 11 Điều 6 Luật Nhà ở 2014; Công văn số 2544/BXD-QLN của Bộ xây dựng về việc quản lý sử dụng nhà chung cư ban hành ngày 19/11/2009 thì doanh nghiệp không được đặt địa chỉ tại chung cư, nhà tập thể );

+ Không bắt buộc phải diễn ra hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp.

- Địa điểm kinh doanh của công ty

Theo khoản 3 Điều 44 Luật Doanh nghiệp 2020, địa điểm kinh doanh là nơi doanh nghiệp tiến hành hoạt động kinh doanh cụ thể.

Địa điểm kinh doanh của doanh nghiệp cũng có một số đặc điểm như sau:

+ Doanh nghiệp chỉ được lập địa điểm kinh doanh tại tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương nơi đặt trụ sở chính hoặc đặt chi nhánh;

+ Phải làm thủ tục thông báo lập địa điểm kinh doanh đến Phòng Đăng ký kinh doanh nơi lập địa điểm kinh doanh;

+ Phải là nơi diễn ra hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp;

+ Không được cùng là trụ sở chính của doanh nghiệp.

Như vậy, nơi đăng ký địa điểm kinh doanh của doanh nghiệp phải căn cứ vào nơi đặt trụ sở chính. Theo đó, doanh nghiệp không được phép thành lập địa điểm kinh doanh ngoài phạm vi cấp tỉnh/thành phố nơi doanh nghiệp đặt trụ sở chính. Về chế độ thuế, địa điểm kinh doanh không có mã số thuế riêng và phải hạch toán phụ thuộc vào công ty. Trụ sở chính có thể không tiến hành hoạt động kinh doanh còn địa điểm kinh doanh bắt buộc phải tiến hành hoạt động kinh doanh theo ngành, nghề doanh nghiệp đã đăng ký. Luật không quy định doanh nghiệp phải có trụ sở riêng biệt hay gộp chung với địa điểm kinh doanh. Nhưng “Địa điểm kinh doanh của doanh nghiệp có thể ở ngoài địa chỉ đăng ký trụ sở chính.”

 

 

  •  10657
  •  Cảm ơn
  •  Phản hồi

Chủ đề đang được đánh giá

1 Lượt cảm ơn
câu phản hồi
Click vào bảng để xem hiển thị đầy đủ thông tin

Bạn vui lòng đăng nhập hoặc Đăng ký tại đây để tham gia thảo luận

Loading…