DanLuat
Chào mừng bạn đến với Dân Luật . Để viết bài Tư vấn, Hỏi Luật Sư, kết nối với Luật sư và chuyên gia, … Bạn vui lòng ĐĂNG KÝ TÀI KHOẢN.
×

Thêm câu phản hồi

Quá hạn nộp phạt vi phạm hành chính có lấy lại được bằng lái xe không?

Khi vi phạm giao thông và bị cảnh sát giao thông tịch thu bằng lái xe, trong trường hợp bị quá hạn nộp phạt vi phạm hành chính có lấy lại được bằng lái xe không? Xử lý như thế nào trong trường hợp quá hạn nộp phạt?  

Theo điều ̃78 Luật xử lý vi phạm hành chính quy định như sau:

Điều 78. Thủ tục nộp tiền phạt

“1. Trong thời hạn 10 ngày, kể từ ngày nhận được quyết định xử phạt, cá nhân, tổ chức bị xử phạt phải nộp tiền phạt tại Kho bạc Nhà nước hoặc nộp vào tài khoản của Kho bạc Nhà nước được ghi trong quyết định xử phạt, trừ trường hợp đã nộp tiền phạt quy định tại khoản 2 và khoản 3 Điều này. Nếu quá thời hạn nêu trên, thì sẽ bị cưỡng chế thi hành quyết định xử phạt và cứ mỗi ngày chậm nộp phạt thì cá nhân, tổ chức vi phạm phải nộp thêm 0,05% trên tổng số tiền phạt chưa nộp.

2. Tại vùng sâu, vùng xa, biên giới, miền núi mà việc đi lại gặp khó khăn thì cá nhân, tổ chức bị xử phạt có thể nộp tiền phạt cho người có thẩm quyền xử phạt. Người có thẩm quyền xử phạt có trách nhiệm thu tiền phạt tại chỗ và nộp tại Kho bạc Nhà nước hoặc nộp vào tài khoản của Kho bạc Nhà nước trong thời hạn không quá 07 ngày, kể từ ngày thu tiền phạt.

Trường hợp xử phạt trên biển hoặc ngoài giờ hành chính, người có thẩm quyền xử phạt được thu tiền phạt trực tiếp và phải nộp tại Kho bạc Nhà nước hoặc nộp vào tài khoản của Kho bạc Nhà nước trong thời hạn 02 ngày làm việc, kể từ ngày vào đến bờ hoặc ngày thu tiền phạt…”

Như vậy, khi quá thời hạn ghi trong biên bản bạn vẫn có thể nộp phạt, mỗi ngày nộp phạt chậm sẽ bị phạt thêm 0,05% trên tổng số tiền phạt chưa nộp

Số tiền chậm nộp = Tổng số tiền phạt chưa nộp + (Tổng số tiền phạt chưa nộp x 0,05% x Số ngày chậm nộp)

Tuy nhiên, cần lưu ý thời hiệu quyết định xử phạt vi phạm hành chính Khoản 1 Điều 74 Luật xử lý vi phạm hành chính

“Thời hiệu thi hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính là 01 năm, kể từ ngày ra quyết định, quá thời hạn này thì không thi hành quyết định đó nữa, trừ trường hợp quyết định xử phạt có hình thức xử phạt tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính, áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả thì vẫn phải tịch thu tang vật, phương tiện thuộc loại cấm lưu hành, áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả trong trường hợp cần thiết để bảo vệ môi trường, bảo đảm giao thông, xây dựng và an ninh trật tự, an toàn xã hội”.

Theo khoản 4b Điều 126 Luật Xử lý vi phạm hành chính (sửa đổi, bổ sung năm 2020) quy định:

“4b. Đối với giấy phép, chứng chỉ hành nghề đã quá thời hạn tạm giữ hoặc hết thời hiệu thi hành quyết định xử phạt nếu người vi phạm không đến nhận mà không có lý do chính đáng thì trong thời hạn 10 ngày làm việc, kể từ ngày hết thời hạn tạm giữ hoặc hết thời hiệu thi hành quyết định xử phạt, người có thẩm quyền tạm giữ phải chuyển cho cơ quan đã cấp các loại giấy tờ đó để tiến hành việc thu hồi theo quy định của pháp luật và thông báo cho người vi phạm biết.”;”

Nếu hết thời hạn tạm giữ vẫn không nộp phạt để lấy lại giấy phép lái xe; thì cơ quan có thẩm quyền sẽ xử lý tang vật theo Điều 17 Nghị định 115/2013/NĐ-CP.

+ Thông báo ít nhất 02 lần trên phương tiện thông tin đại chúng;

+ Niêm yết công khai tại trụ sở của người tạm giữ GPLX.

Trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày thông báo cuối cùng; nếu người vi phạm không đến nộp phạt và nhận GPLX; thì người có thẩm quyền sẽ ra quyết định tịch thu và có thể tiêu hủy theo quy định tại Điều 109 Luật Quản lý, sử dụng tài sản công năm 2017.

Như vậy, trong 30 ngày thông báo công khai mà người vi phạm giao thông đến nộp phạt để nhận lại GPLX; thì có thể phải nộp thêm 0,05% trên tổng số tiền phạt chưa nộp cho mỗi ngày chậm nộp.

Việc tạm giữ GPLX sẽ làm ảnh hưởng đến việc tham gia giao thông của người vi phạm. Việc điều khiển xe khi đang bị tạm giữ giấy phép lái xe đã quá hạn tạm giữ thì sẽ bị phạt như lái xe không có giấy tờ xe theo quy định tại Điều 12 Thông tư 11/2013/TT-BCA.

  •  7812
  •  Cảm ơn
  •  Phản hồi

Chủ đề đang được đánh giá

1 Lượt cảm ơn
câu phản hồi
Click vào bảng để xem hiển thị đầy đủ thông tin

Bạn vui lòng đăng nhập hoặc Đăng ký tại đây để tham gia thảo luận

Loading…