DanLuat
Chào mừng bạn đến với Dân Luật . Để viết bài Tư vấn, Hỏi Luật Sư, kết nối với Luật sư và chuyên gia, … Bạn vui lòng ĐĂNG KÝ TÀI KHOẢN.
×

Thêm câu phản hồi

Phụ nữ nghỉ thai sản có bị mất vị trí ở công ty?

Nội dung trên đã cho chúng ta thấy một sự thật hiện nay tại một số công ty phải liên tục chạy doanh số. Và để lấp đầy công việc còn đang dở dang ở công ty của lao động nữ khi mang thai nhiều doanh nghiệp sẵn sàng thay thế vị trí đó để đẩy lao động nữ sau khi sinh trở lại làm một công việc khác.
 
bao-ve-thai-san
 
Không lạ khi nhiều nhân viên nữ đa phần thuộc lĩnh vực kinh doanh dễ rơi vào trừng hợp trên sẽ bị hạn chế về công việc cũng như mất chỗ đứng sau thời gian nghỉ ngơi. vậy người sử dụng lao động có được luân chuyển lao động nữ sau khi sinh làm công việc khác hay không?
 
Thuyên chuyển công việc của người nghỉ thai sản có trái quy định?
 
Để bảo vệ quyền lợi của lao động nữ sau thời gian nghỉ thai sản quay lại làm việc thì tại Điều 140 Bộ luật Lao động 2019 quy định về bảo vệ việc làm cho lao động nghỉ thai sản.
 
Theo đó, lao động được bảo đảm việc làm cũ khi trở lại làm việc sau khi nghỉ hết thời gian theo quy định tại 03 móc thời gian nghỉ thai sản sau:
 
(1) Lao động nữ được nghỉ thai sản trước và sau khi sinh con là 06 tháng; thời gian nghỉ trước khi sinh không quá 02 tháng.
 
(2) Hết thời gian nghỉ thai sản theo quy định tại mục (1), nếu có nhu cầu, lao động nữ có thể nghỉ thêm một thời gian không hưởng lương sau khi thỏa thuận với người sử dụng lao động.
 
(3) Lao động nam khi vợ sinh con, người lao động nhận nuôi con nuôi dưới 06 tháng tuổi, lao động nữ mang thai hộ và người lao động là người mẹ nhờ mang thai hộ được nghỉ việc hưởng chế độ thai sản theo quy định của pháp luật về bảo hiểm xã hội.
 
Sẽ không bị cắt giảm tiền lương và quyền, lợi ích so với trước khi nghỉ thai sản; trường hợp việc làm cũ không còn thì người sử dụng lao động phải bố trí việc làm khác cho họ với mức lương không thấp hơn mức lương trước khi nghỉ thai sản.
 
Như vậy, việc lao động nữ sau khi nghỉ thai sản mà quay trở lại làm việc phải được đảm bảo việc làm cũ tức là theo trường hợp trên người sử dụng lao động không được luân chuyển lao động nữ sang làm công việc khác. Bên cạnh đó tiền lương cũng không bị cắt giảm.
 
Bảo vệ lao động nữ đang trong thời gian thai sản 
 
Bên cạnh việc đảm bảo việc làm cũ của lao động nữ sau khi nghỉ thai sản thì người sử dụng lao động còn phải đáp ứng một số quy định khác liên quan đến đối tượng này. Nhằm đảm bảo sức khỏe, thời gian chăm sóc trẻ và một số vấn đề khác trong thời kỳ thai sản. Theo Điều 137 Bộ luật Lao động 2019 về một số quy định bảo vệ thai sản bao gồm các nội dung sau:
 
(1) Người sử dụng lao động không được sử dụng người lao động làm việc ban đêm, làm thêm giờ và đi công tác xa trong trường hợp sau đây:
 
Trong thời kỳ mang thai từ tháng thứ 07 hoặc từ tháng thứ 06 nếu làm việc ở các địa bàn được xem là vùng cao, vùng sâu, vùng xa, biên giới, hải đảo thì phải quy định lại giờ làm việc của lao động này sao cho phù hợp.
 
Sau khi sinh con và đang nuôi con dưới 12 tháng tuổi, trừ trường hợp được người lao động đồng ý. Mặc dù luật có quy định tuy nhiên đối với trường hợp này cần phải có xác nhận của của người lao động.
 
(2) Lao động nữ làm nghề, công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm hoặc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm hoặc làm nghề, công việc có ảnh hưởng xấu tới chức năng sinh sản và nuôi con khi mang thai và có thông báo cho người sử dụng lao động biết thì được người sử dụng lao động chuyển sang làm công việc nhẹ hơn, an toàn hơn hoặc giảm bớt 01 giờ làm việc hằng ngày. Việc luân chuyển công việc cho lao động nữ nhằm mục đích bảo vệ sức khỏe và tiền lương không được cắt giảm cũng như quyền, lợi ích cho đến hết thời gian nuôi con dưới 12 tháng tuổi..
 
(3) Người sử dụng lao động không được sa thải hoặc đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động đối với người lao động vì lý do kết hôn, mang thai, nghỉ thai sản, nuôi con dưới 12 tháng tuổi.
 
Trường hợp hợp đồng lao động hết hạn trong thời gian lao động nữ mang thai hoặc nuôi con dưới 12 tháng tuổi thì được ưu tiên giao kết hợp đồng lao động mới.
 
(4) Lao động nữ trong thời gian hành kinh được nghỉ mỗi ngày 30 phút, trong thời gian nuôi con dưới 12 tháng tuổi được nghỉ mỗi ngày 60 phút trong thời gian làm việc. Thời gian nghỉ vẫn được hưởng đủ tiền lương theo hợp đồng lao động.
 
Người sử dụng lao động phải đáp ứng các điều kiện trên cho lao động nữ trong thời kỳ thai sản. Việc thay đổi công việc cho đối tượng này mang tính nhân văn trong lao động, tạo sự công bằng và nhất là lao động đã có tay nghề việc bố trí công việc phù hợp với sức khỏe sẽ thể hiện được sự quan tâm của doanh nghiệp.
 
3. Xử phạt người sử dụng lao động khi vi phạm chế độ thai sản
 
Trong trường hợp người sử dụng lao động là cá nhân cố tình vi phạm các quy định bảo vệ người lao động nữ như luân chuyển công việc khác trong thời gian nghỉ thai sản thì tại Điều 28 Nghị định 12/2022/NĐ-CP quy định vi phạm quy định về lao động nữ và bảo đảm bình đẳng giới sẽ có mức phạt tiền như sau:
 
Phạt tiền từ 5 triệu đồng đến 10 triệu đồng đối với người sử dụng lao động khi có một trong các hành vi sau đây:
 
Không bảo đảm thực hiện bình đẳng giới và các biện pháp thúc đẩy bình đẳng giới theo một trong các trường hợp sau: tuyển dụng; bố trí; sắp xếp việc làm; đào tạo; thời giờ làm việc; thời giờ nghỉ ngơi; tiền lương; các chế độ khác. Không tham khảo ý kiến của lao động nữ hoặc đại diện của họ khi quyết định những vấn đề có liên quan đến quyền và lợi ích của lao động nữ.
 
Phạt tiền từ 10 triệu đồng đến 20 triệu đồng đối với người sử dụng lao động có một trong các hành vi sau đây:
 
- Sử dụng người lao động mang thai từ tháng thứ 07 hoặc từ tháng thứ 06 nếu làm việc ở vùng cao, vùng sâu, vùng xa, biên giới, hải đảo làm thêm giờ hoặc làm việc ban đêm hoặc đi công tác xa.
 
- Sử dụng người lao động đang nuôi con dưới 12 tháng tuổi làm thêm giờ hoặc làm việc ban đêm hoặc đi công tác xa, trừ trường hợp được người lao động đồng ý.
 
- Không thực hiện việc chuyển công việc hoặc giảm giờ làm đối với lao động nữ làm nghề, công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm hoặc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm hoặc làm nghề, công việc có ảnh hưởng xấu tới chức năng sinh sản và nuôi con khi mang thai mà người lao động đã thông báo với người sử dụng lao động biết theo quy định tại khoản 2 Điều 137 Bộ luật Lao động 2019, trừ trường hợp hai bên có thỏa thuận khác.
 
- Không cho lao động nữ nghỉ 30 phút mỗi ngày trong thời gian hành kinh trừ trường hợp hai bên có thỏa thuận khác.
 
- Không cho lao động nữ trong thời gian nuôi con dưới 12 tháng tuổi nghỉ 60 phút mỗi ngày trừ trường hợp hai bên có thỏa thuận khác;
 
- Không bảo đảm việc làm cho người lao động theo quy định tại Điều 140 Bộ luật Lao động 2019.
 
- Không ưu tiên giao kết hợp đồng lao động mới đối với trường hợp hợp đồng lao động hết hạn trong thời gian lao động nữ mang thai hoặc nuôi con dưới 12 tháng tuổi.
 
Lưu ý: Đối với tổ chức có hành vi vi phạm tương tự cá nhân thì mức phạt gấp 02 lần.
 
Như vậy, trường hợp doanh nghiệp luân chuyển vị trí công việc khác đối với lao động nữ sau khi sinh là trái quy định pháp luật. Nhằm bảo vệ quyền lợi của lao động nữ cũng như bình đẳng giới, pháp luật quy định mức xử phạt đối với doanh nghiệp là tổ chức vi phạm quy định trên có thể lên đến 20 triệu đồng.
  •  981
  •  Cảm ơn
  •  Phản hồi

Chủ đề đang được đánh giá

3 Lượt cảm ơn
câu phản hồi
Click vào bảng để xem hiển thị đầy đủ thông tin

Bạn vui lòng đăng nhập hoặc Đăng ký tại đây để tham gia thảo luận

Loading…