DanLuat
Chào mừng bạn đến với Dân Luật . Để viết bài Tư vấn, Hỏi Luật Sư, kết nối với Luật sư và chuyên gia, … Bạn vui lòng ĐĂNG KÝ TÀI KHOẢN.
×

Thêm câu phản hồi

Phụ lục hợp đồng về cử đi đào tạo tại nước ngoài

Kính chào luật sư,

Em được cử đi học đại học tại nước ngoài theo đề án đào tạo nguồn nhân lực chất lực cao của địa phương từ năm 2010. Em và gia đình có ký hợp đồng với địa phương và cam kết thời gian làm việc sau khi hoàn thành khoá học là 7 năm và trường hợp vi phạm phải bồi hoàn gấp 5 lần kinh phí cử đi đào tạo.

Năm 2015, sau khi về nước em được chính quyền địa phương đề nghị ký kết phụ lục hợp đồng trong đó điều chỉnh thời gian cam kết làm việc bằng 02 lần thời gian đi học căn cứ Nghị định 143/2013/NĐ-CP quy định về bồi hoàn học bổng và chi phí đào tạo. Ngoài ra, trường hợp vi phạm phải bồi hoàn 1 lần chi phí cử đi đào tạo. Do tin tưởng chủ trương, nghị định sẽ được áp dụng đồng bộ và bị gây áp lực nếu không ký phụ lục hợp đồng sẽ không bố trí công tác, em và gia đình đồng ý ký phụ lục hợp đồng. Sau này khi tìm hiểu thì em và gia đình được biết là Nghị định 143/2013/NĐ-CP không có điều khoản hồi tố, nghĩa là em không phải là đối tượng áp dụng của Nghị định. 

Cùng thời gian có một số học viên về nhận công tác cũng được hướng dẫn ký phụ lục hợp đồng nhưng không đồng ý ký kết phụ lục hợp đồng. Thời gian sau đó, địa phương có chủ trương ký phụ lục hợp đồng với học viên nhưng không căn cứ nghị định 143/2013/NĐ-CP đối với các học viên chưa ký kết phụ lục hợp đồng nêu trên. Cụ thể, các học viên chưa ký kết phụ lục hợp đồng sẽ được ký phụ lục hợp đồng điều chỉnh chi phí bồi hoàn nếu vi phạm hợp đồng từ 5 lần xuống còn 1 lần và thời gian công tác được giữ nguyên 7 năm. 

Nhận thấy việc ký kết phụ lục hợp đồng được thực hiện không công bằng, em và gia đình đề nghị được ký lại phụ lục hợp đồng để điều chỉnh thời gian công tác và chi phí bồi hoàn như các học viên khác (7 năm và 1 lần). Cơ quan quản lý của địa phương phản hồi rằng do đã ký phụ lục căn cứ vào Nghị định của chính phụ và nghị định này vẫn đang còn hiệu lực, chưa bị thay thế nên không có cơ sở để ký lại phụ lục hợp đồng. 

Em và gia đình hiểu rằng hợp đồng và các phụ lục được căn cứ vào luật dân sự và các bên tham gia có quyền thoả thuận các điều khoản không bị pháp luật nghiêm cấm và trái đạo đức xã hội. Do địa phương đã ký phụ lục hợp đồng với các học viên khác với các điều khoản không theo Nghị định 143/2013/NĐ-CP và việc áp dụng Nghị định 143/2013/NĐ-CP đối với trường hợp của em ban đầu là sai đối tượng, em và gia đình cho rằng việc thoả thuận phụ lục hợp đồng với các điều khoản khác với Nghị định 143/NĐ-CP là có thể thực hiện.

Kính mong luật sư xem xét, giải đáp nội dung thắc mắc và cách hiểu của em và gia đình là đúng hay sai và việc thoả thuận phụ lục hợp đồng là có thể thực hiện hay không. Em xin chân thành cảm ơn.

  •  1128
  •  Cảm ơn
  •  Phản hồi

Chủ đề đang được đánh giá

0 Lượt cảm ơn
câu phản hồi
Click vào bảng để xem hiển thị đầy đủ thông tin

Bạn vui lòng đăng nhập hoặc Đăng ký tại đây để tham gia thảo luận

Loading…