DanLuat
Chào mừng bạn đến với Dân Luật . Để viết bài Tư vấn, Hỏi Luật Sư, kết nối với Luật sư và chuyên gia, … Bạn vui lòng ĐĂNG KÝ TÀI KHOẢN.
×

Thêm câu phản hồi

Phát triển 04 vùng động lực quốc gia 2021 - 2030

Ngày 25/10/2022, Chính phủ ban hành Nghị quyết 138/NQ-CP năm 2022 về Quy hoạch tổng thể quốc gia thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050.
 
Cụ thể, tại Phụ lục ban hành kèm theo Nghị Quyết quy định định hướng phát triển các vùng động lực quốc gia như sau:
 
phat-trien-04-vung-dong-luc-quoc-gia-2021-2030
 
Theo đó, dựa trên cơ sở các vùng kinh tế trọng điểm hiện nay, lựa chọn một số địa bàn có điều kiện thuận lợi nhất để hình thành các vùng động lực quốc gia, bao gồm:
 
(1) Vùng động lực phía Bắc 
 
(Tam giác Hà Nội - Hải Phòng - Quảng Ninh)
 
Phát triển vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ tập trung vào Tam giác Hà Nội - Hải Phòng - Quảng Ninh. Trong đó, Thủ đô Hà Nội là cực tăng trưởng; giữ vai trò quan trọng trong liên kết phát triển khu vực phía Bắc và kết nối quốc tế.
 
Với nhiệm vụ xây dựng vùng động lực phía Bắc trớ thành trung tâm khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo quốc gia; đi đầu trong phát triển khoa học, công nghệ, đối mới sáng tạo, kinh tế số, xã hội sổ, chính quyền số.
 
Đồng thời phát triển một số ngành dịch vụ hiện đại, chất lượng cao; các ngành công nghiệp chế biến, chế tạo giá trị gia Lãng cao, tham gia vào chuỗi sản xuất toàn cầu; trung tâm kinh tế biển với các ngành vận tải biển, du lịch biển đảo, kinh tế hàng hải và các ngành kinh tế biển mới.
 
(2) Vùng động lực phía Nam 
 
(Tứ giác TP HCM - Bình Dương - Đồng Nai - Bà Rịa - Vũng Tàu)
 
Phát triển vùng kinh tế trọng điểm phía Nam, lập trung vào Tứ giác TP HCM - Bình Dương - Đồng Nai - Bà Rịa - Vũng Tàu.
 
Trong đó, TP HCM là cực tăng trưởng; giữ vai trò quan trọng trong liên kết phát triển khu vực phía Nam và kết nối quốc tế. Tiếp tục xây dựng thành phố trở thành vùng động lực phía Nam.
 
Là tâm kinh tế, tài chính, thương mại, dịch vụ, giáo dục - đào tạo và phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao, khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo, chuyển đổi số hàng đầu cả nước và khu vực Đông Nam Á. 
 
Tập trung phát triển mạnh khoa học, công nghệ và hệ sinh thái đổi mới sáng tạo, đi đầu trong chuyển đổi mô hình tăng trưởng, xây dựng kinh tế sổ, xã hội số. 
 
Phát triển mạnh các dịch vụ lải chính, ngân hàng, khoa học công nghệ, logistics. Thu hút đầu tư công nghiệp công nghệ cao, các công viên phần mềm, trí tuệ nhân tạo và phát triển kinh tế biển.
 
(3) Vùng động lực miền Trung 
 
(khu vực ven biển Thừa Thiên - Huế - Đà Nẵng - Quảng Nam - Quảng Ngãi)
 
Phát triển vùng kinh tế trọng điểm miền Trung, tập trung vào khu vực ven biển Thừa Thiên-Huế - Đà Nẵng - Quảng Nam - Quảng Ngãi trở thành trung tâm dịch vụ, công nghiệp, đào tạo, y tế, khoa học công nghệ chất lượng cao, trung tâm logistics và du lịch biển.
 
Trong dó, thành phố Đà Nẵng là cực tăng trưởng; giữ vai trò quan trọng trong liên kết và thúc đẩy phát triển các vùng duyên hải miền Trung và Tây Nguyên.
 
Tiếp tục hình thành, phát triển hệ thống đô thị ven biến, các trung tâm du lịch biển, du lịch sinh thái mang tầm khu vực và quốc tế; trung tâm công nghiệp lọc hóa dầu quốc gia, công nghiệp ô tô - phụ trợ ngành cơ khí, khu công nghệ cao. Phát triển các cảng biển và dịch vụ cảng biển, hạ tầng và các trung tâm dịch vụ hậu cần nghề cá.
 
(4) Vùng động lực đồng bằng sông Cửu Long 
 
(Tam giác cần Thơ - An Giang - Kiên Giang)
 
Phát triển vùng kinh tế trọng điểm vùng đồng bằng sông Cửu Long, tập trung vào Tam giác càn Thơ - An Giang - Kiên Giang, trong đó thành phố Cần Thơ là cực tăng trưởng, thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bằng sông Cửu Long và khu vực phụ cận.
 
Xây dựng vùng động lực đồng bằng sông Cửu Long trở thành trung tâm dịch vụ, du lịch, logistics, công nghiệp phục vụ nông nghiệp. Phát triển công nghiệp chế biến lương thực, thực phẩm, cơ khí, hóa chất phục vụ nông nghiệp. 
 
Hình thành các trung tâm đầu mối về nông nghiệp gắn với các vùng chuyên canh; xây dựng vùng trờ thành trung tâm khoa học công nghệ vê nông nghiệp quốc gia và các dịch vụ phục vụ nông nghiệp.
 
Phát triển kinh tế biển, tập trung xây dựng Phú Quốc thành trung tâm dịch vụ, du lịch sinh thái biên mạnh mang tầm quốc tế; kết nối với các trung tâm kinh tế lớn trong khu vực và thế giới.
 
Xem thêm Nghị quyết 138/NQ-CP ban hành ngày 25/10/2022.
  •  600
  •  Cảm ơn
  •  Phản hồi

Chủ đề đang được đánh giá

1 Lượt cảm ơn
câu phản hồi
Click vào bảng để xem hiển thị đầy đủ thông tin

Bạn vui lòng đăng nhập hoặc Đăng ký tại đây để tham gia thảo luận

Loading…