DanLuat
Chào mừng bạn đến với Dân Luật . Để viết bài Tư vấn, Hỏi Luật Sư, kết nối với Luật sư và chuyên gia, … Bạn vui lòng ĐĂNG KÝ TÀI KHOẢN.
×

Thêm câu phản hồi

Phân loại các giao dịch dân sự giả tạo

Có hai loại giao dịch dân sự giả tạo đó là giao dịch dân sự nhằm che dấu một giao dịch khác và giao dịch giả tạo nhằm trốn tránh nghĩa vụ với người thứ ba. Đặc điểm chung của hai loại giao dịch này đó là sự nhất trí, thông đồng từ trước của các bên xác lập giao dịch giả tạo nhằm tạo nên cái nhìn sai lầm cho người khác đối với giao dịch đó. Bên cạnh đó hai loại giao dịch này cũng có sự khác biệt cơ bản như sau:

Theo quy định tại khoản 1 Điều 124 Bộ luật dân sự thì giao dịch được xác lập giả tạo nhằm che giấu một giao dịch dân sự khác, thì giao dịch giả tạo vô hiệu. Giao dịch giả tạo bị vô hiệu toàn bộ và vô hiệu từ thời điểm xác lập. Giao dịch bị che giấu là giao dịch có thật nếu thỏa mãn các điều kiện của giao dịch theo quy định tại Điều 117 BBộ luật dân sự thì giao dịch bị che giấu có hiệu lực. Nếu giao dịch bị che giấu không tuân thủ các điều kiện có hiệu lực của giao dịch dân sự thì cũng vô hiệu.

Theo quy định tại khoản 2 Điều 124 Bộ luật dân sự trường hợp xác lập giao dịch dân sự giả tạo nhằm trốn tránh nghĩa vụ với người thứ ba thì giao dịch dân sự vô hiệu. Giao dịch giả tạo với mục đích trốn tránh nghĩa vụ với người thứ ba thường phát sinh trong trường hợp một người đang có nghĩa vụ thi hành một bản án dân sự về tài sản có hiệu lực, nhưng người này muốn tránh việc thi hành án nên đã bán tài sản là tài sản duy nhất để thi hành án nhằm trốn tránh trách nhiệm về tài sản đối với người được thi hành án.

  •  1860
  •  Cảm ơn
  •  Phản hồi

Chủ đề đang được đánh giá

0 Lượt cảm ơn
câu phản hồi
Click vào bảng để xem hiển thị đầy đủ thông tin

Bạn vui lòng đăng nhập hoặc Đăng ký tại đây để tham gia thảo luận

Loading…