DanLuat
Chào mừng bạn đến với Dân Luật . Để viết bài Tư vấn, Hỏi Luật Sư, kết nối với Luật sư và chuyên gia, … Bạn vui lòng ĐĂNG KÝ TÀI KHOẢN.
×

Thêm câu phản hồi

Phân biệt Tội vô ý làm chết người và Tội vi phạm QĐ về tham gia GTĐB trong trường hợp làm chết người

Phân biệt Tội vô ý làm chết người và Tội vi phạm an toàn giao thông đường bộ

Trách nhiệm hình sự - Hình minh họa

Dưới đây là bảng so sánh Tội vô ý làm chết người và Tội vi phạm quy định về tham gia giao thông đường bộ trong trường hợp làm chết người về chủ thể, khách thể, mặt khách quan, mặt chủ quan, hình phạt, hậu quả chết người: 

 

Tội vô ý làm chết người

Tội vi phạm quy định về tham gia giao thông đường bộ

Quy định

Điều 128 Bộ Luật Hình sự 2015

Điều 260 Bộ Luật Hình sự 2015 sửa đổi bởi khoản 72 Điều 1 Luật sửa đổi Bộ luật Hình sự 2017

Chủ thể của tội phạm

Người từ đủ 16 trở lên và có năng lực trách nhiệm hình sự

Những người tham gia giao thông đường bộ và đạt độ tuổi từ 16 trở lên, có năng lực TNHS.

Khách thể của tội phạm

Là quan hệ nhân thân mà nội dung là quyền sống của con người. Đối tượng tác động của tội phạm này là con người.

Khách thể của tội phạm này là trật tự an toàn giao thông đường bộ.

Mặt khách quan của tội phạm

Hành vi Vô ý làm chết người được thể hiện dưới dạng hành động hoặc không hành động.Hậu quả chết người là dấu hiệu bắt buộc đối với tội Vô ý làm chết người. Và giữa hành vi vô ý và hậu quả chết người phải là quan hệ nhân quả.

Hành vi không thực hiện hoặc thực hiện không đúng các quy tắc giao thông đường bộ và hành vi này phải là nguyên nhân trực tiếp gây hậu quả về tính mạng, sức khỏe và tai sản hoặc khả năng thực tế dẫn đến hậu quả nhưng được ngăn chặn kịp thời.

Mặt chủ quan của tội phạm

Người phạm tội thực hiện hành vi phạm tội của mình dưới hình thức lỗi do vô ý bao gồm cả vô ý do cẩu thả và vô ý do quá tự tin.

- Làm chết người do lỗi vô ý vì cẩu thả là trường hợp thiếu cẩn trọng khi thực hiện hành vi mà người phạm tội không thành trước khả năng gây ra hậu quả chết người mặc dù phải thấy trước hoặc có thể thấy trước.

- Làm chết người do vô ý vì quá tự tin là trường hợp người phạm tội thấy trước được hành vi của mình có thể gây ra hậu quả chết người nhưng tin rằng hậu quả đó sẽ không xảy ra và có thể ngăn ngừa được nhưng cuối cùng hậu quả đó vẫn xảy ra.

- Người phạm tội vi phạm các quy định về tham gia giao thông đường bộ thực hiện hành vi là do lỗi cố ý.

- Vi phạm các quy định về tham gia giao thông đường bộ là không thực hiện hoặc thực hiện không đầy đủ các quy định an toàn giao thông đường bộ.

Hậu quả chết người 

Hậu quả chết người là dấu hiệu bắt buộc đối với tội Vô ý làm chết người. 

Hậu quả chết người là không bắt buộc với Tội vi phạm quy định về tham gia giao thông đường bộ. Hậu quả chết người chỉ là một trong những căn cứ để xác định hình phạt với tội danh trên

Mức xử phạt

- Vô ý làm chết 1 người thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 01 năm đến 05 năm.

- Vô ý làm chết 02 người trở lên, thì bị phạt tù từ 03 năm đến 10 năm.

Khung 1: Bị phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 01 năm đến 05 năm

Khung 2:  Phạt tù từ 03 năm đến 10 năm

Khung 3: Phạt tù từ 07 năm đến 15 năm

- Vi phạm quy định về tham gia giao thông đường bộ trong trường hợp có khả năng thực tế dẫn đến hậu quả quy định tại một trong các điểm a, b và c khoản 3 Điều này nếu không được ngăn chặn kịp thời, thì bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 01 năm hoặc phạt tù từ 03 tháng đến 01 năm.

- Người phạm tội còn có thể bị cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm.”.

Trên đây là quan điểm cá nhân của mình về vấn đề trên, rất mong sự đóng góp ý kiến từ các thành viên Dân Luật.

  •  3895
  •  Cảm ơn
  •  Phản hồi

Chủ đề đang được đánh giá

0 Lượt cảm ơn
câu phản hồi
Click vào bảng để xem hiển thị đầy đủ thông tin

Bạn vui lòng đăng nhập hoặc Đăng ký tại đây để tham gia thảo luận

Loading…