DanLuat
Chào mừng bạn đến với Dân Luật . Để viết bài Tư vấn, Hỏi Luật Sư, kết nối với Luật sư và chuyên gia, … Bạn vui lòng ĐĂNG KÝ TÀI KHOẢN.
×

Thêm câu phản hồi

Phân biệt tội bức tử và tội hành hạ người khác

Tội bức tử và tội hành hạ người khác được quy định tại chương XIV - CÁC TỘI XÂM PHẠM TÍNH MẠNG, SỨC KHỎE, NHÂN PHẨM, DANH DỰ CỦA CON NGƯỜI của Bộ luật Hình sự 2015 (được sửa đổi, bổ sung năm 2017). Hai tội danh này có nhiều điểm giống nhau nên sẽ khiến chúng ta đôi khi bị nhầm lẫn. Chính vì vậy cần phân biệt được sự khác nhau giữa chúng để không bị sai sót khi định tội.

Bộ luật Hình sự quy định về hai tội này như sau:

"Điều 130. Tội bức tử

1. Người nào đối xử tàn ác, thường xuyên ức hiếp, ngược đãi hoặc làm nhục người lệ thuộc mình làm người đó tự sát, thì bị phạt tù từ 02 năm đến 07 năm.

..."

"Điều 140. Tội hành hạ người khác

1. Người nào đối xử tàn ác hoặc làm nhục người lệ thuộc mình nếu không thuộc các trường hợp quy định tại Điều 185 của Bộ luật này, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 03 tháng đến 02 năm."

GIỐNG NHAU:

- Đều có hành vi khách quan là đối xử tàn ác, ước hiếp, làm nhục,.. người lệ thuộc mình. Hành vi này được lặp đi lặp lại nhiều lần và kéo dài trong một khoảng thời gian nhất định.

- Lỗi của người phạm tội là lỗi cố ý.

KHÁC NHAU:

- Tội bức tử

   + Hành vi đối xử tàn ác, thường xuyên ức hiếp, ngược đãi hoặc làm nhục là nguyên nhân khiến cho nạn nhân tự sát. Nạn nhân, có thể bằng nhiều cách khác nhau, trực tiếp tức đi mạng sống của chính mình.

   + Hành vi tự sát không nhất thiết phải có hậu quả chết  người.

- Tội hành hạ người khác: Hành vi khách quan không dẫn đến hậu quả làm nạn nhân tự sát.

Lưu ý

- Trường hợp nạn nhân không tự mình thực hiện hành vi tước đi mạng sống của chính mình thì không cấu thành tội bức tử.

- Trường hợp nạn nhân là ông bà, cha mẹ, vợ chồng, con, cháu hoặc người có công nuôi dưỡng mình thì cấu thành Tội ngược đãi hoặc hành hạ ông bà, cha mẹ, vợ chồng, con, cháu hoặc người có công nuôi dưỡng mình quy định tại Điều 185 Bộ luật Hình sự.

  •  3789
  •  Cảm ơn
  •  Phản hồi

Chủ đề đang được đánh giá

1 Lượt cảm ơn
câu phản hồi
Click vào bảng để xem hiển thị đầy đủ thông tin

Bạn vui lòng đăng nhập hoặc Đăng ký tại đây để tham gia thảo luận

Loading…