DanLuat
Chào mừng bạn đến với Dân Luật . Để viết bài Tư vấn, Hỏi Luật Sư, kết nối với Luật sư và chuyên gia, … Bạn vui lòng ĐĂNG KÝ TÀI KHOẢN.
×

Thêm câu phản hồi

PHÂN BIỆT NGƯỜI TỐ GIÁC, NGƯỜI BÁO TIN, NGƯỜI KIẾN NGHỊ KHỞI TỐ TRONG BỘ LUẬT TỐ TỤNG HÌNH SỰ 2015

Bên cạnh những điểm giống nhau thì ba chủ thể này cũng có nhiều điểm khác biệt. Vì vậy, để tránh nhầm lẫn tác giả lập ra bảng so sánh những đặc điểm khác nhau cơ bản của ba loại chủ thể này heo quy định tại Bộ Luật Tố tụng Hình sự 2015. Mong mọi người cùng tham khảo và góp ý.

·                    Điểm giống nhau

-                     Đều là người tham gia Tố tụng Hình sự

-                     Có các quyền và nghĩa vụ được quy định tại Điều 56 BLTTHS 2015: Điều 56. Người tố giác, báo tin về tội phạm, kiến nghị khởi tố

-                     Các quy định về thời hạn, thủ tục giải quyết hay tạm đìh chỉ, phục hồi giải quyết và giải quyết tranh chấp về thẩm quyền giải quyết được quy định lần lượt từ Điều 146 đến Điều 150 BLTTHS 2015

·                    Điểm khác nhau

Tiêu chí

Người tố giác

Người báo tin

Người kiến nghị khởi tố

Khái niệm

Tố giác về tội phạm là việc cá nhân phát hiện và tố cáo hành vi có dấu hiệu tội phạm với cơ quan có thẩm quyền

Tin báo về tội phạm là thông tin về vụ việc có dấu hiệu tội phạm do cơ quan, tổ chức, cá nhân thông báo với cơ quan có thẩm quyền hoặc thông tin về tội phạm trên phương tiện thông tin đại chúng

Kiến nghị khởi tố là việc cơ quan nhà nước có thẩm quyền kiến nghị bằng văn bản và gửi kèm theo chứng cứ, tài liệu liên quan cho Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát có thẩm quyền xem xét, xử lý vụ việc có dấu hiệu tội phạm

Hình thức

Bằng lời nói hoặc văn bản

Bằng lời nói hoặc văn bản

Chỉ có thể bằng văn bản

Loại chủ thể

Chỉ là cá nhân

Chỉ là cá nhân

Cá nhân có thẩm quyền

Cơ quan có thẩm quyền

Nội dung

Thường hướng đến hành vi/ người phạm tội cụ thể

Có thể hướng đến hành vi/ người phạm tội cụ thể hoặc không

Thường hướng đến hành vi/ người phạm tội cụ thể

Lợi ích bị tội phạm xâm hại

Có lợi ích bị tội phạm xâm hại

Thường không có

-Tổ chức: Có thể có

-Cá nhân: Thường không có

Cơ quan, tổ chức có trách nhiệm tiếp nhận

Cơ quan điều tra

 Viện kiểm sát

Cơ quan, tổ chức khác

Cơ quan điều tra

 Viện kiểm sát

Cơ quan, tổ chức khác

Cơ quan điều tra

 Viện kiểm sát

Thẩm quyền giải quyết

Cơ quan điều tra

Cơ quan được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra

Viện kiểm sát trong trường hợp tại Điểm c, Khoản 3, Điều 145 BLTTHS 2015

Cơ quan điều tra

Cơ quan được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra

Viện kiểm sát trong trường hợp tại Điểm c, Khoản 3, Điều 145 BLTTHS 2015

Cơ quan điều tra

Viện kiểm sát trong trường hợp tại Điểm c, Khoản 3, Điều 145 BLTTHS 2015

Hậu quả pháp lý

Tuỳ tính chất, mức độ vi phạm mà bị xử lý kỷ luật, xử phạt vi phạm hành chính hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định của luật

Tuỳ tính chất, mức độ vi phạm mà bị xử lý kỷ luật, xử phạt vi phạm hành chính hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định của luật

 

 

  •  22379
  •  Cảm ơn
  •  Phản hồi

Chủ đề đang được đánh giá

0 Lượt cảm ơn
câu phản hồi
Click vào bảng để xem hiển thị đầy đủ thông tin

Bạn vui lòng đăng nhập hoặc Đăng ký tại đây để tham gia thảo luận

Loading…