DanLuat
Chào mừng bạn đến với Dân Luật . Để viết bài Tư vấn, Hỏi Luật Sư, kết nối với Luật sư và chuyên gia, … Bạn vui lòng ĐĂNG KÝ TÀI KHOẢN.
×

Thêm câu phản hồi

Phân biệt đạo văn và xâm phạm quyền tác giả

Phân biệt đạo văn và xâm phạm quyền tác giả - Ảnh minh họa

Phân biệt đạo văn và xâm phạm quyền tác giả - Ảnh minh họa

Ngày nay nhất là trên mạng xã hội và các phương tiện thông tin giải trí ngày càng xuất hiện nhiều “đạo sĩ”. Hiện tượng đạo văn, đạo nhạc, đạo thơ đang đã và đang bị xã hội, công luận và giới học thuật liêm chính lên án và chỉ trích gay gắt. Nhưng vẫn có nhiều người nhầm lẫn giữa “đạo văn” và “Xâm phạm quyền tác giả”. Bài viết sau sẽ phần nào giúp các bạn đọc giả hiểu hơn về hai khái niệm này.

Thế nào là “đạo văn”? Thế nào là “Xâm phạm quyền tác giả”?

1. Đạo văn

Theo các từ điển tiếng Việt, “đạo” có nghĩa là lấy hoặc căn bản lấy sáng tác của người khác làm thành của mình. Đạo văn là việc sử dụng có hoặc không có chủ ý của tác giả các sản phẩm học thuật về các câu văn, đoạn văn, bài viết, số liệu, hình ảnh, thông tin và ý tưởng của người khác vào các sản phẩm của mình mà không có những chỉ dẫn/ thừa nhận tác giả của những nội dung đã sử dụng.

Hiểu một cách đơn giản đạo văn là hành vi sử dụng hoặc sao chép ý tưởng hoặc tác phẩm của người khác và giả vờ rằng bạn đã nghĩ ra nó hoặc tạo ra nó.

2. Xâm phạm quyền tác giả

Hành vi xâm phạm quyền tác giả được quy định tại Điều 28 Luật sở hữu trí tuệ. Bất kỳ cá nhân, tổ chức khi chưa có sự cho phép của chủ thể quyền mà thực hiện hành vi xâm phạm một trong các quyền độc quyền chẳng hạn như quyền độc quyền sao chép, cho thuê, làm tác phẩm phái sinh, công bố hoặc phân phối tác phẩm,… thì đều bị coi là đã thực hiện hành vi xâm phạm quyền tác giả, trừ một số trường hợp đặc biệt không bị coi là xâm phạm quyền tác giả nếu có căn cứ chứng minh hành vi đó thuộc trường hợp “sử dụng hợp lý”.

Cụ thể xem tại đây.

Phân biệt “đạo văn” và “Xâm phạm quyền tác giả”

 

Đạo văn

Xâm phạm quyền tác giả

Bản chất

Sao chép ý tưởng hoặc trích dẫn ý của người khác mà giả bộ là của mình

Là việc thực hiện một trong các hành vi quy định ở điều 28 Luật sở hữu trí tuệ, xâm phạm quyền độc quyền của chủ thể quyền chẳng hạn như sao phép, sử dụng tác phẩm được bảo hộ

Quy tắc điều chỉnh/xử lý

Thường là các trường đại học, viện nghiên cứu hoặc các cơ sở giáo dục đào tạo liên quan đến hoạt động học thuật

Điều 28 Luật sở hữu trí tuệ, Điều 225 Bộ luật hình sự 2015. Cá nhận/tổ chức có hành vi xâm phạm có thể bị áp dụng chế tài hành chính, dân sự hoặc hình sự.

Cơ quan nào thực thi/xử lý

Hội đồng chức danh học thuật, Hiệu trưởng hoặc các hội đồng thuộc các trường hoặc viện khoa học

Bộ máy thực thi quyền sở hữu trí tuệ như công an, quản lý thị trường, thanh tra chuyên ngành, tòa án

Cách tránh đạo văn/xâm phạm quyền tác giả

Trích dẫn ý, câu, cụm từ sử dụng của người khác bằng dấu trích dẫn nguồn gốc rõ ràng

Xin phép chủ thể quyền tác giả, hoặc Chứng minh hành vi sử dụng, sao chép tác phẩm của người khác không xâm phạm quyền tác giả vì nó thuộc trường hợp sử dụng hợp lý

* Lưu ý: Vì điểm chung giữa đạo văn và xâm phạm quyền tác giả chính là việc chiếm đoạt, mạo danh, sao chép, trích dẫn, sử dụng tác phẩm hoặc một phần tác phẩm của người khác mà lại cho rằng là của mình do vậy rõ ràng đạo văn và xâm phạm quyền tác giả có liên quan đến nhau. Tuy nhiên, không phải mọi hành vi xâm phạm quyền tác giả cũng mặc nhiên bị coi là đạo văn hoặc ngược lại. Ví dụ:

1. Có đạo văn nhưng không xâm phạm quyền tác giả: ví dụ như trong bài viết dẫn một đoạn trong tác phẩm Chí Phèo của Nam Cao nhưng không ghi trích từ đâu, hoặc đọc một cuốn sách đã xuất bản thấy đoạn trích đó hay và người viết sao chép y chang bỏ vô bài của mình thì đây là đạo văn không phải xâm phạm quyền tác giả.

2. Xâm phạm quyền tác giả nhưng không đạo văn: người đọc có thể có nhu cầu sử dụng nhiều tư liệu có sẵn trên internet gồm ảnh chụp (tác phẩm nhiếp ảnh), hình ảnh đồ họa (tác phẩm mỹ thuật ứng dụng hoặc tạo hình), các bài viết cùng bàn về một chủ đề mà họ đang sưu tầm phục vụ cho bài báo bình luận của mình và họ đều trích dẫn nguồn gốc đầy đủ của các tác phẩm đó nhưng hành vi sao chép, sử dụng của bạn vẫn có thể bị xem là hành vi xâm phạm quyền tác giả vì chỉ có chủ thể quyền mới có quyền độc quyền làm bản sao hoặc sử dụng tác phẩm được bảo hộ.

  •  5864
  •  Cảm ơn
  •  Phản hồi

Chủ đề đang được đánh giá

0 Lượt cảm ơn
câu phản hồi
Click vào bảng để xem hiển thị đầy đủ thông tin

Bạn vui lòng đăng nhập hoặc Đăng ký tại đây để tham gia thảo luận

Loading…