DanLuat
Chào mừng bạn đến với Dân Luật . Để viết bài Tư vấn, Hỏi Luật Sư, kết nối với Luật sư và chuyên gia, … Bạn vui lòng ĐĂNG KÝ TÀI KHOẢN.
×

Thêm câu phản hồi

Phân biệt chia tài sản thừa kế và chia tài sản khi ly hôn

Có mấy bạn trẻ lâu lâu lên Dân Luật hỏi với tinh thần rất hồ hỡi, ba mẹ em ly hôn rồi em có được chia tài sản không? Cái mình nghĩ, ủa ba mẹ bạn ấy ly hôn, chứ có phải mất đâu mà sao đòi chia tài sản. Xong mình đem câu hỏi đó đố mấy người bạn, không phải là Dân Luật thì mấy bạn ấy cũng cùng câu trả lời là ba mẹ ly hôn thì tài sản cũng phải chia cho những đứa con còn tuổi ăn học chứ.

Nhưng theo quy định pháp luật hiện hành thì việc chia tài sản khi thừa kế, khác với việc chia tài sản khi ly hôn.

Sau đây là một số điểm khác biệt các bạn cần chú ý để tránh nhầm lẫn nhé!

Tiêu chí

Phân chia tài sản thừa kế

Phân chia tài sản khi ly hôn

Căn cứ pháp lý

Bộ luật dân sự 2015

Luật hôn nhân gia đình 2014

Thời điểm phân chia tài sản

Khi người chia thừa kế chết để lại tài sản.

Khi vợ chồng ly hôn.

Chủ thể có quyền chia tài sản

Bất kỳ cá nhân nào.

Lưu ý rằng cá nhân đó phải là người đã thành niên (từ đủ 18 tuổi trở lên) khi lập di chúc minh mẫn, sáng suốt, không bị lừa dối, đe doạ, cưỡng ép.

Nội dung của di chúc không vi phạm điều cấm của luật, không trái đạo đức xã hội; hình thức di chúc không trái quy định của luật.

Còn nếu cá nhân đó từ đủ 15 tuổi đến chưa đủ 18 tuổi thì vẫn được nhưng phải được sự đồng ý của cha, mẹ hoặc người giám hộ.

Vợ chồng

(được công nhận hợp pháp theo quy định của Luật hôn nhân gia đình 2014)

Chủ thể có quyền được hưởng tài sản được chia

Cá nhân được chia tài sản theo di chúc hoặc theo pháp luật

Chỉ là vợ hoặc chồng

Cách phân chia

- Phân chia tài sản thừa kế theo di chúc

- Phân chia tài sản thừa kế luật định

- Phân chia tài sản theo thỏa thuận.

- Phân chia tài sản theo luật định

Phần tài sản được chia theo luật

Được chia đều cho các thành viên, bắt đầu từ hàng thừa kế thứ nhất, nếu không còn ai ở hàng thừa kế thứ nhất thì tiếp đến các hàng thừa kế thứ hai, thứ ba…

Được chia đôi cho vợ, chồng, có tính đến các yếu tố sau đây:

- Hoàn cảnh của gia đình và của vợ, chồng;

- Công sức đóng góp của vợ, chồng vào việc tạo lập, duy trì và phát triển khối tài sản chung.

Lao động của vợ, chồng trong gia đình được coi như lao động có thu nhập;

- Bảo vệ lợi ích chính đáng của mỗi bên trong sản xuất, kinh doanh và nghề nghiệp để các bên có điều kiện tiếp tục lao động tạo thu nhập;

- Lỗi của mỗi bên trong vi phạm quyền, nghĩa vụ của vợ chồng.

Về cơ bản, ví dụ, nếu cha mẹ ly hôn thì tài sản đó chỉ được chia đôi giữa cha và mẹ, đồng thời, nếu có con trong độ tuổi dưới 18 (tức chưa đến tuổi lao động) thì người còn lại không trực tiếp nuôi dưỡng phải có nghĩa vụ cấp dưỡng, còn khi cha hoặc mẹ mất thì tài sản đó mới được chia cho mẹ hoặc cha và các đứa con trong gia đình.

Nếu có thiếu sót gì, các bác bổ sung giúp em nhé!

  •  23871
  •  Cảm ơn
  •  Phản hồi

Chủ đề đang được đánh giá

5 Lượt cảm ơn
câu phản hồi
Click vào bảng để xem hiển thị đầy đủ thông tin

Bạn vui lòng đăng nhập hoặc Đăng ký tại đây để tham gia thảo luận

Loading…