DanLuat
Chào mừng bạn đến với Dân Luật . Để viết bài Tư vấn, Hỏi Luật Sư, kết nối với Luật sư và chuyên gia, … Bạn vui lòng ĐĂNG KÝ TÀI KHOẢN.
×

Thêm câu phản hồi

Phân biệt BHXH bắt buộc và BHXH tự nguyện

Không ít người còn lờ mờ trong việc tại sao phải đóng bảo hiểm xã hội (BHXH)? Đó là quyền lợi hay nghĩa vụ phải thực hiện. Nhằm cung cấp những nội dung cần thiết đến mọi người về những quy định hiện hành liên quan đến BHXH.

Dưới đây là nội dung so sánh cơ bản 2 loại bảo hiểm hy vọng giúp bạn đọc có cái nhìn cơ bản về những quyền lợi được hưởng cũng như có lựa chọn mức đóng phù hợp với từng loại bảo hiểm.

 

Tiêu chí

 

BHXH bắt buộc

BHXH tự nguyện

Bản chất

Là loại hình BHXH do Nhà nước tổ chức mà người lao động và người sử dụng lao động phải tham gia.

Là loại hình BHXH do Nhà nước tổ chức mà người tham gia được lựa chọn mức đóng, phương thức đóng phù hợp với thu nhập của mình và Nhà nước có chính sách hỗ trợ tiền đóng BHXH để người tham gia hưởng chế độ hưu trí và tử tuất.

 

Đối tượng tham gia

- Người làm việc theo hợp đồng lao động (HĐLĐ) không xác định thời hạn, HĐLĐ xác định thời hạn, HĐLĐ theo mùa vụ hoặc theo một công việc nhất định có thời hạn từ đủ 03 tháng đến dưới 12 tháng, kể cả HĐLĐ được ký kết giữa người sử dụng lao động với người đại diện theo pháp luật của người dưới 15 tuổi

- Người làm việc theo HĐLĐ có thời hạn từ đủ 01 tháng đến dưới 03 tháng;

- Cán bộ, công chức, viên chức theo quy định của pháp luật về cán bộ, công chức và viên chức;

- Công nhân quốc phòng, công nhân công an, người làm công tác khác trong tổ chức cơ yếu;

- Người quản lý doanh nghiệp, người quản lý điều hành hợp tác xã có hưởng tiền lương;

- Người hoạt động không chuyên trách ở xã, phường, thị trấn;

- Người hưởng chế độ phu nhân hoặc phu quân tại cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài

- Người đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng quy định tại Luật Người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài

- NLĐ là công dân nước ngoài vào làm việc tại Việt Nam

- NSDLĐ tham gia BHXH bắt buộc

- NLĐ được cử đi học, thực tập, công tác trong và ngoài nước mà vẫn hưởng tiền lương ở trong nước.

(Căn cứ Luật bảo hiểm xã hội 2014Nghị định 115/2015/NĐ-CP và Quyết định 595/QĐ-BHXH

Là công dân Việt Nam từ đủ 15 tuổi trở lên và không thuộc đối tượng quy định tham gia BHXH bắt buộc bao gồm:

- NLĐ làm việc theo HĐLĐ có thời hạn dưới 03 tháng trước 01/01/2018; NLĐ làm việc theo hợp đồng lao động có thời hạn dưới 01 tháng từ 01/01/2018 trở đi;

- Người hoạt động không chuyên trách ở thôn, ấp, bản, sóc, làng, tổ dân phố, khu, khu phố;

- NLĐ giúp việc gia đình;

- Người tham gia các hoạt động sản xuất, kinh doanh, dịch vụ không hưởng tiền lương;

- Xã viên không hưởng tiền lương, tiền công làm việc trong hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã;

- Người nông dân, NLĐ tự tạo việc làm bao gồm những người tự tổ chức hoạt động lao động để có thu nhập cho bản thân và gia đình;

- NLĐ đã đủ Điều kiện về tuổi đời nhưng chưa đủ Điều kiện về thời gian đóng để hưởng lương hưu theo quy định của pháp luật về bảo hiểm xã hội;

- Người tham gia khác.

Chế độ được hưởng

- Ốm đau;

- Thai sản;

- Tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp;

- Hưu trí;

- Tử tuất.

-  Hưu trí;

-  Tử tuất.

Mức đóng BHXH

Dựa trên cơ sở tiền lương tháng của người lao động:

- NLĐ thuộc đối tượng tham gia hằng tháng đóng bằng 8% mức tiền lương tháng vào quỹ hưu trí và tử tuất.

- NSDLĐ  đóng 14% vào quỹ hưu trí và tử tuất, 3% vào quỹ ốm đau và thai sản

- Từ ngày 01/01/2018 trở đi, tiền lương tháng đóng BHXH bắt buộc là mức lương, phụ cấp lương

 (>>> Xem thêm tại Quyết định 595/QĐ-BHXH)

Người tham gia được lựa chọn mức đóng phù hợp với thu nhập của mình:

- Hằng tháng đóng bằng 22% mức thu nhập tháng do NLĐ lựa chọn để đóng vào quỹ hưu trí và tử tuất; mức thu nhập tháng làm căn cứ đóng BHXH thấp nhất bằng mức chuẩn hộ nghèo của khu vực nông thôn và cao nhất bằng 20 lần mức lương cơ sở.

Theo công thức:

 Mdt = 22% x Mtnt

Trong đó:

- Mdt: Mức đóng BHXH tự nguyện hằng tháng.

- Mtnt: mức thu nhập tháng do người tham gia BHXH tự nguyện lựa chọn.

     Mtnt = CN + m x 50.000 (đồng/tháng)

Trong đó:

- CN: Mức chuẩn hộ nghèo của khu vực nông thôn tại thời điểm đóng (đồng/tháng).

- m: Tham số tự nhiên có giá trị từ 0 đến n.

Trách nhiệm đóng BHXH với cơ quan bảo hiểm

NSDLĐ có trách nhiệm đóng BHXH cho NLĐ bằng việc khấu trừ vào tiền lương để đóng cho quỹ BHXH.

Người tham gia tự mình đi đóng BHXH tự nguyện tại các cơ quan bảo hiểm.

Ưu và nhược điểm

Ưu điểm

- Sẽ được hưởng 5 chế độ khi tham gia BHXH bắt buộc

- Việc thực hiện thu bảo hiểm khá dễ dàng đối với các đối tượng tham gia vì có cơ quan, doanh nghiệp hỗ trợ thực hiện

- Đối tượng vừa tham gia BHXH bắt buộc, vừa tham gia BHXH tự nguyện thì điều kiện hưởng và cách tính chế độ hưu trí sẽ căn cứ vào số năm đóng BHXH bắt buộc.

 

 

- Phương thức và thời gian đóng linh hoạt, ngoài ra người tham gia còn được sự hỗ trợ của Nhà nước.

- Người tham gia đóng nộp một thời gian và không còn khả năng tham gia nữa thì họ vẫn có thể rút BHXH về và coi như đây là một khoản tiền để dành để phòng khi cuộc sống khó khăn

- Giảm bớt gánh nặng về kinh tế cho người thân khi có những rủi ro về mặt sức khỏe hoặc người tham gia BH mất.

Nhược điểm

- Bổ sung thêm các khoản thu nhập NLĐ bắt buộc tính BHXH bắt buộc.

 

 

- Dựa theo nguyên tắc mức đóng và mức hưởng thì đối tượng tham gia đa số là những người khá giả, còn đối tượng là người nghèo còn hạn chế

- Thời gian để được hưởng các chế độ khá dài, người dân với tư tưởng thấy cái lợi trước mắt thì sẽ khó lòng tham gia


Mong rằng bài viết sẽ giúp ích với những ai còn vướng mắc về chế độ đang được hưởng, cũng như những nghĩa vụ hiện tại đang thực hiện trong tương lai sẽ được hỗ trợ. 

  •  7695
  •  Cảm ơn
  •  Phản hồi

Chủ đề đang được đánh giá

0 Lượt cảm ơn
câu phản hồi
Click vào bảng để xem hiển thị đầy đủ thông tin

Bạn vui lòng đăng nhập hoặc Đăng ký tại đây để tham gia thảo luận

Loading…