DanLuat
Chào mừng bạn đến với Dân Luật . Để viết bài Tư vấn, Hỏi Luật Sư, kết nối với Luật sư và chuyên gia, … Bạn vui lòng ĐĂNG KÝ TÀI KHOẢN.
×

Thêm câu phản hồi

Phạm nhân gặp tai nạn trong quá trình lao động được hưởng chế độ nào?

Hiện nay, việc đào tạo lao động và làm nghề trong trại giam không còn xa lạ đây là một trong những hoạt được Nhà nước quy định nhằm giúp các phạm nhân cải tạo lại đạo đức và có một công việc ổn định về ngành nghề nào đó sau khi mãn hạn tù.
 
Vậy trong quá trình lao động mà phạm nhân gặp tai nạn lao động trong trại giam thì được hưởng những chế độ nào?
 
pham-nhan-gap-tai-nan-trong-qua-trinh-lao-dong-duoc-huong-che-do-nao
 
1. Phạm nhân có bắt buộc phải tham gia lao động tại trại giam?
 
Căn cứ Điều 4 Thông tư 12/2013/TTLT-BCA-BQP-BTC quy định chế độ lao động của phạm nhân được thực hiện như sau:
 
* Trong thời gian chấp hành án phạt tù ở trại giam, phạm nhân có nghĩa vụ phải lao động để cải tạo và trở thành công dân có ích cho xã hội; Giám thị trại giam có trách nhiệm bố trí lao động cho phạm nhân phù hợp với độ tuổi, sức khỏe, giới tính, mức án, tính chất, mức độ hành vi phạm tội của từng phạm nhân và đáp ứng yêu cầu quản lý, giáo dục phạm nhân.
 
- Thời gian lao động của phạm nhân trong một ngày không quá 08 giờ, trường hợp lao động công việc nặng nhọc, độc hại theo danh mục do pháp luật quy định thì thời gian lao động trong một ngày không quá 06 giờ.
 
- Phạm nhân được bố trí ngày thứ bảy để học tập và được nghỉ lao động ngày chủ nhật, ngày lễ, tết theo quy định của pháp luật. 
 
- Trường hợp đột xuất hoặc do yêu cầu thời vụ, Giám thị trại giam có thể yêu cầu phạm nhân làm thêm giờ nhưng không được quá 02 giờ trong 01 ngày.
 
- Phạm nhân lao động thêm giờ hoặc lao động trong ngày thứ bảy, chủ nhật thì được nghỉ bù hoặc bồi dưỡng bằng tiền, hiện vật.
 
* Không bố trí công việc nặng nhọc, độc hại theo danh mục do pháp luật quy định đối với các trường hợp sau đây:
 
- Phạm nhân là nam từ 60 tuổi trở lên.
 
- Phạm nhân là người chưa thành niên.
 
- Phạm nhân là nữ.
 
- Phạm nhân được y tế của trại giam xác định không đủ sức khỏe để lao động nặng nhọc, độc hại.
 
* Phạm nhân thuộc một trong các trường hợp sau đây được nghỉ lao động:
 
- Phạm nhân nữ có thai được nghỉ lao động trước và sau khi sinh con theo quy định của pháp luật về lao động.
 
- Phạm nhân bị bệnh, không đủ sức khỏe để lao động và được y tế của trại giam xác nhận.
 
- Phạm nhân đang điều trị tại trạm xá, bệnh xá hoặc bệnh viện.
 
- Phạm nhân có con dưới 36 tháng tuổi đang ở cùng mẹ trong trại giam mà bị bệnh, được y tế của trại giam xác nhận.
 
Do đó, lao động đối với phạm nhân tại trại giam là nghĩa vụ của người chấp hành án phạt tù và được thực hiện theo Bộ luật Lao động 2019 về đối tượng được miễn, nghỉ lễ và trả lương, phụ cấp theo quy định.
 
2. Phạm nhân bị tai nạn lao động có được chi trả bồi thường
 
Theo khoản 3 Điều 8 Thông tư 12/2013/TTLT-BCA-BQP-BTC kết quả lao động của phạm nhân là phần chênh lệch thu lớn hơn chi từ hoạt động tổ chức lao động, học nghề của phạm nhân sau khi trừ các chi phí hợp lý thì trích 15% bổ sung quỹ phúc lợi của trại giam để:
 
- Hỗ trợ cho cán bộ, chiến sĩ của trại giam có hoàn cảnh khó khăn hoặc khi bị bệnh, rủi ro, tai nạn lao động; khi điều trị tại bệnh xá, bệnh viện; hoạt động văn hóa văn nghệ, thể dục thể thao của cán bộ, chiến sĩ của trại giam;
 
- Hỗ trợ cho phạm nhân khi bị bệnh hoặc gặp rủi ro, tai nạn lao động; khi điều trị tại bệnh xá, trạm xá, bệnh viện; hoạt động văn hóa văn nghệ, thể dục thể thao của phạm nhân;
 
- Hỗ trợ các hoạt động phúc lợi khác của trại giam.
 
Lưu ý: Kết quả lao động, học nghề của phạm nhân không thuộc đối tượng phải nộp thuế thu nhập doanh nghiệp và thuế giá trị gia tăng.
 
3. Chế độ lao động của phạm nhân trong quá trình thi hành án phạt tù
 
Cụ thể Điều 32 Luật Thi hành án hình sự 2019 quy định chế độ lao động của phạm nhân như sau:
 
- Thời giờ lao động của phạm nhân không quá 08 giờ trong 01 ngày và 05 ngày trong 01 tuần, được nghỉ vào các ngày chủ nhật, lễ, tết theo quy định của pháp luật. 
 
Trường hợp đột xuất hoặc thời vụ, Giám thị trại giam có thể yêu cầu phạm nhân làm thêm giờ nhưng không được vượt quá tổng số giờ làm thêm trong ngày theo quy định của pháp luật về lao động. Trường hợp phạm nhân lao động thêm giờ hoặc lao động trong ngày nghỉ thì được nghỉ bù hoặc được bồi dưỡng bằng tiền, hiện vật.
 
- Phạm nhân nữ được bố trí làm công việc phù hợp với giới tính; không được bố trí làm công việc không sử dụng lao động nữ theo quy định của pháp luật về lao động.
 
- Phạm nhân bị bệnh hoặc có nhược điểm về thể chất, tâm thần thì tùy mức độ, tính chất của bệnh và trên cơ sở chỉ định của y tế trại giam, trại tạm giam được miễn hoặc giảm thời gian lao động.
 
- Phạm nhân được nghỉ lao động trong các trường hợp sau đây:
 
+ Phạm nhân bị bệnh, không đủ sức khỏe lao động và được y tế trại giam xác nhận;
 
+ Phạm nhân đang điều trị tại cơ sở y tế;
 
+ Phạm nhân có con dưới 36 tháng tuổi đang ở cùng mẹ trong trại giam mà bị bệnh, được y tế trại giam xác nhận;
 
+ Phạm nhân nữ có thai được nghỉ lao động trước và sau khi sinh con theo quy định của pháp luật về lao động.
 
Như vậy, phạm nhân khi chấp hành án phạt tù căn cứ vào sức khỏe, độ tuổi lao động, giới tính thì cơ sở trại giam sẽ bố trí một công việc phù hợp với mỗi người. Trong trường hợp xảy ra tai nạn lao động thì được trích quỹ lao động để chi trả chữa trị cho phạm nhân và được nghỉ dưỡng.
  •  447
  •  Cảm ơn
  •  Phản hồi

Chủ đề đang được đánh giá

1 Lượt cảm ơn
câu phản hồi
Click vào bảng để xem hiển thị đầy đủ thông tin

Bạn vui lòng đăng nhập hoặc Đăng ký tại đây để tham gia thảo luận

Loading…