DanLuat
Chào mừng bạn đến với Dân Luật . Để viết bài Tư vấn, Hỏi Luật Sư, kết nối với Luật sư và chuyên gia, … Bạn vui lòng ĐĂNG KÝ TÀI KHOẢN.
×

Thêm câu phản hồi

Ô tô tập lái ở khu dân cư có vi phạm pháp luật?

Không giống như tập lái xe máy, việc tập lái xe ô tô mất nhiều thời gian cũng như cần phải có giáo viên dạy lái xe theo kèm. Đặc biệt tại các thành phố lớn như TP.HCM hay Hà Nội để có đủ chỗ tập lái tại các bãi tập dành cho xe ô tô, xe tải lại càng khó.
 
Vì thế nhiều người đã dẫn nhau ra các đoạn đường dài, khu dân cư mà không phải đoạn đường cho phép xe tập lái thường xuyên được chạy. Tình trạng này dẫn đến nhiều lo ngại tai nạn giao thông sẽ xảy ra, cũng như người dạy lái chưa đủ điều kiện hoặc hiểu rõ luật giao thông, vậy hành vi trên có vi phạm pháp luật?
 
o-to-tap-lai-o-khu-dan-cu-co-vi-pham-phap-luat
 
Quy định về người ngồi trên xe tập lái
 
Người ngồi trên xe ô tô tập lái bao gồm giáo viên dạy và phải ngồi hướng dẫn kế bên người tập lái xe. Thông thường để thuận tiện, những ghế trống phía sau sẽ để những học viên còn lại ngồi thay phiên nhau tập. 
 
(1) Đối với người học lái xe
 
Để tham gia khóa học tập lái xe ô tô thì người học phải đáp ứng các điều kiện theo Điều 7 Thông tư 12/2017/TT-BGTVT bao gồm:
 
Đầu tiên người học phải là công dân Việt Nam, ngoài ra người nước ngoài vẫn được phép tham gia nếu cư trú hoặc đang làm việc, học tập tại Việt Nam hợp pháp.
 
Quy định về độ tuổi cũng phải đúng quy định pháp luật (tính đến ngày dự sát hạch lái xe), sức khỏe, trình độ văn hóa theo quy định; đối với người học để nâng hạng giấy phép lái xe, có thể học trước nhưng chỉ được dự sát hạch khi đủ tuổi theo quy định.
 
Người học để nâng hạng giấy phép lái xe phải có đủ thời gian lái xe hoặc hành nghề và số km lái xe an toàn như sau:
 
- Hạng B1 số tự động lên B1: thời gian lái xe từ 01 năm trở lên và 12.000 km lái xe an toàn trở lên.
 
- Hạng B1 lên B2: thời gian lái xe từ 01 năm trở lên và 12.000 km lái xe an toàn trở lên.
 
- Hạng B2 lên C, C lên D, D lên E; các hạng B2, C, D, E lên hạng F tương ứng; các hạng D, E lên FC: thời gian hành nghề từ 03 năm trở lên và 50.000 km lái xe an toàn trở lên.
 
- Hạng B2 lên D, C lên E: thời gian hành nghề từ 05 năm trở lên và 100.000 km lái xe an toàn trở lên.
 
- Trường hợp người học nâng hạng vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ với hình thức tước quyền sử dụng giấy phép lái xe, thời gian lái xe an toàn được tính từ ngày chấp hành xong các quyết định xử phạt vi phạm hành chính.
 
Ngoài ra, người học để nâng hạng giấy phép lái xe lên các hạng D, E phải có bằng tốt nghiệp trung học cơ sở hoặc tương đương trở lên.
 
(2) Đối với giáo viên dạy lái xe 
 
Căn cứ khoản 3 Điều 8 Nghị định 65/2016/NĐ-CP (sửa đổi bởi Nghị định 138/2018/NĐ-CP) về tiêu chuẩn giáo viên dạy lái xe thực hành phải đáp ứng các điều kiện sau:
 
- Có giấy phép lái xe hạng tương ứng hoặc cao hơn hạng xe đào tạo, nhưng không thấp hơn hạng B2.
 
- Giáo viên dạy các hạng B1, B2 phải có giấy phép lái xe đủ thời gian từ 03 năm trở lên, kể từ ngày trúng tuyển; giáo viên dạy các hạng C, D, E và F phải có giấy phép lái xe đủ thời gian từ 05 năm trở lên kể từ ngày trúng tuyển.
 
- Đã qua tập huấn về nghiệp vụ dạy thực hành lái xe theo chương trình do cơ quan có thẩm quyền ban hành và được cấp Giấy chứng nhận giáo viên dạy thực hành lái xe theo mẫu quy định tại Phụ lục VI ban hành kèm theo Nghị định 138/2018/NĐ-CP.
 
Điều kiện sử dụng xe tập lái
 
khoản 2 Điều 6 Nghị định 65/2016/NĐ-CP (sửa đổi bởi Nghị định 138/2018/NĐ-CP).
 
Có xe tập lái các hạng được cơ quan có thẩm quyền cấp giấy phép xe tập lái, được phép sử dụng xe sát hạch để vừa thực hiện sát hạch lái xe, vừa đào tạo lái xe nhưng số lượng không quá 50% số xe sát hạch sử dụng để dạy lái.
 
Thuộc sở hữu của cơ sở đào tạo lái xe. Có thể sử dụng xe hợp đồng thời hạn từ 01 năm trở lên với số lượng không vượt quá 50% số xe sở hữu cùng hạng tương ứng của cơ sở đào tạo đối với xe tập lái các hạng B1, B2, C, D, E; xe tập lái hạng FC có thể sử dụng xe hợp đồng với thời hạn và số lượng phù hợp với nhu cầu đào tạo. Riêng xe hạng B1, B2 có số tự động được sử dụng xe hợp đồng.
 
Ô tô tải sử dụng để dạy lái xe các hạng B1, B2 phải có trọng tải từ 1.000 kg trở lên với số lượng không quá 30% tổng số xe tập lái cùng hạng của cơ sở đào tạo.
 
Ngoài ra, xe tập lái còn phải đáp ứng Phụ lục I phải dán tên cơ quan quản lý trực tiếp cơ sở đào tạo và tên cơ sở đào tạo. Tiếp đó là Phụ lục II xe tập lái phải gắn biển có chữ “TẬP LÁI” ban hành kèm theo Nghị định 65/2016/NĐ-CP.
 
Quy định về sân tập lái xe
 
Căn cứ khoản 3 Điều 6 Nghị định 65/2016/NĐ-CP quy định cơ sở đào tạo lái xe phải có sân tập lái xe đúng quy định và phù hợp với từng loại hình xe được thực hiện như sau:
 
Thuộc quyền sử dụng hợp pháp của cơ sở đào tạo lái xe.
 
Cơ sở đào tạo lái xe ô tô có lưu lượng đào tạo 1.000 học viên trở lên phải có ít nhất 02 sân tập lái xe theo quy định.
 
Sân tập lái xe ô tô phải có đủ hệ thống biển báo hiệu đường bộ, đủ tình huống các bài học theo nội dung chương trình đào tạo; kích thước các hình tập lái phù hợp Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về trung tâm sát hạch lái xe cơ giới đường bộ đối với từng hạng xe tương ứng.
 
Mặt sân có cao độ và hệ thống thoát nước bảo đảm không bị ngập nước; bề mặt các làn đường và hình tập lái được thảm nhựa hoặc bê tông xi măng, có đủ vạch sơn kẻ đường; hình các bài tập lái xe ô tô phải được bó vỉa.
 
Có nhà chờ, có ghế ngồi cho học viên học thực hành.
 
Diện tích tối thiểu của sân tập lái: Hạng B1 và B2 là 8.000 m2; hạng B1, B2 và C là 10.000 m2; hạng B1, B2, C, D, E và F là 14.000 m2.
 
Giấy phép lái xe tập lái
 
Giấy phép xe tập lái được cơ quan có thẩm quyền cấp theo mẫu quy định tại Phụ lục VII kèm theo Nghị định 65/2016/NĐ-CP, có thời hạn tương ứng với thời gian được phép lưu hành của xe tập lái.
 
Cơ quan có thẩm quyền cấp giấy phép xe tập lái bao gồm:
 
- Tổng cục Đường bộ Việt Nam cấp giấy phép xe tập lái cho xe tập lái của cơ sở đào tạo thuộc cơ quan Trung ương do Bộ Giao thông vận tải giao.
 
- Sở Giao thông vận tải cấp giấy phép xe tập lái cho xe tập lái của cơ sở đào tạo do địa phương quản lý.
 
Trong giấy phép lái xe tập lái có quy định đoạn đường ngoài sân tập lái mà người tập lái cũng như người dạy được phép điều khiển  ô tô chạy.
 
Xử phạt cơ sở sát hạch đào tạo lái xe
 
Đối với các trường hợp vi phạm về sát hạch lái xe, đặc biệt là lái xe vào khu dân cư hay các đoạn đường không được cấp phép sẽ bị xử phạt theo Điều 37 Nghị định 100/2019/NĐ-CP với các mức phạt như sau:
 
(1) Phạt tiền từ 600.000 đồng - 800.000 đồng đối với giáo viên dạy lái xe thực hiện một trong các hành vi vi phạm sau đây:
 
- Giáo viên dạy thực hành chạy sai tuyến đường trong Giấy phép xe tập lái; không ngồi bên cạnh để bảo trợ tay lái cho học viên thực hành lái xe (kể cả trong sân tập lái và ngoài đường giao thông công cộng).
 
- Giáo viên dạy thực hành không mang theo Giấy phép xe tập lái hoặc mang theo Giấy phép xe tập lái đã hết giá trị sử dụng.
 
(2) Phạt tiền từ 3 triệu đồng - 5 triệu đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau đây:
 
- Cơ sở đào tạo lái xe không bố trí giáo viên dạy thực hành ngồi bên cạnh để bảo trợ tay lái cho học viên thực hành lái xe; bố trí giáo viên không đủ tiêu chuẩn để giảng dạy.
 
- Cơ sở đào tạo lái xe sử dụng xe tập lái không có “Giấy phép xe tập lái” hoặc có nhưng hết hạn, không gắn biển xe "Tập lái" trên xe theo quy định, không ghi tên cơ sở đào tạo, số điện thoại ở mặt ngoài hai bên cánh cửa hoặc hai bên thành xe theo quy định.
 
- Cơ sở đào tạo lái xe tuyển sinh học viên không đủ điều kiện về độ tuổi, sức khỏe, trình độ văn hóa, thâm niên, số km lái xe an toàn tương ứng với từng hạng đào tạo; tuyển sinh học viên không đủ hồ sơ theo quy định.
 
(3) Phạt tiền từ 5 triệu đồng - 10 triệu đồng đối với cơ sở đào tạo lái xe, trung tâm sát hạch lái xe thực hiện một trong các hành vi vi phạm sau đây:
 
- Cơ sở đào tạo lái xe tổ chức đào tạo lái xe ngoài địa điểm được ghi trong Giấy phép đào tạo lái xe.
 
- Cơ sở đào tạo lái xe không có đủ sân tập lái hoặc sân tập lái không đủ điều kiện theo quy định.
 
Ngoài việc bị phạt tiền, cá nhân, tổ chức thực hiện hành vi vi phạm còn bị áp dụng các hình thức xử phạt bổ sung sau đây:
 
- Bị đình chỉ tuyển sinh từ 01 tháng đến 03 tháng hoặc 02 tháng đến 04 tháng.
 
- Trung tâm sát hạch lái xe bị tước quyền sử dụng “Giấy chứng nhận Trung tâm sát hạch lái xe đủ điều kiện hoạt động” từ 01 tháng đến 03 tháng hoặc từ 02 tháng đến 04 tháng.
 
Như vậy, theo các quy định trên thì tuyến đường mà xe ô tô tập lái chỉ được chạy bên ngoài cơ sở đào tạo phải do Bộ hoặc sở GTVT của tỉnh quy định. Đây thường là những tuyến đường vắng người, bên cạnh đó người tập phải là người đáp ứng đủ các điều kiện tham gia tập lái cũng như phải có giáo viên có chứng chỉ hành nghề trợ lái kế bên. Trường hợp chạy xe ô tô tập lái đi sai đoạn đường quy định có thể bị xử phạt lên đến 10 triệu đồng.
  •  1309
  •  Cảm ơn
  •  Phản hồi

Chủ đề đang được đánh giá

1 Lượt cảm ơn
câu phản hồi
Click vào bảng để xem hiển thị đầy đủ thông tin

Bạn vui lòng đăng nhập hoặc Đăng ký tại đây để tham gia thảo luận

Loading…