DanLuat
Chào mừng bạn đến với Dân Luật . Để viết bài Tư vấn, Hỏi Luật Sư, kết nối với Luật sư và chuyên gia, … Bạn vui lòng ĐĂNG KÝ TÀI KHOẢN.
×

Thêm câu phản hồi

Nữ giới có thể phạm tội hiếp dâm hay không?

Từ trước tới nay, trong hầu hết các vụ án hiếp dâm, người phạm tội đều là nam giới. Vậy nữ giới có thể là khách thể của loại tội phạm này hay không?

Trước hết, Điều 141 Bộ luật hình sự 2015 (được sửa đổi, bổ sung năm 2017) quy định về tội Hiếp dâm như sau:

"Người nào dùng vũ lực, đe dọa dùng vũ lực hoặc lợi dụng tình trạng không thể tự vệ được của nạn nhân hoặc thủ đoạn khác giao cấu hoặc thực hiện hành vi quan hệ tình dục khác trái với ý muốn của nạn nhân, thì bị phạt tù từ 02 năm đến 07 năm."

Theo đó, về chủ thể của tội hiếp dâm, Bộ luật hình sự chỉ quy định là "người nào", nghĩa là không có sự phân biệt về giới tính. Có thể đó là nam, cũng có thể là nữ nếu có hành vi "dùng vũ lực, đe dọa dùng vũ lực hoặc lợi dụng tình trạng không thể tự vệ được của nạn nhân hoặc thủ đoạn khác giao cấu hoặc thực hiện hành vi quan hệ tình dục khác trái với ý muốn của nạn nhân" thì đều có thể coi là tội phạm.

Trên thực tế, xét về thể lực, việc nữ giới "dùng vũ lực, đe dọa dùng vũ lực" đối với nam giới là rất khó có thể xảy ra. Tuy nhiên pháp luật còn quy định thêm về "các thủ đoạn khác", đó có thể là việc dùng thuốc mê hoặc bất kì các chất kích thích nào khác làm cho nạn nhân mất đi khả năng nhận thức và chống cự, sau đó thực hiện hành vi giao cấu, quan hệ tình dục trái với ý muốn của nạn nhân, điều này nữ giới hoàn toàn có khả năng làm được.

Ngoài ra, nữ giới cũng có thể là chủ thể của tội hiếp dâm trong trường hợp là đồng phạm. Cho dù họ không phải là người trực tiếp thực hiện hành vi phạm tội thì vẫn có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự nếu có hành vi cố ý cùng thực hiện với vai trò là người tổ chức, xúi dục, hoặc người giúp sức.

Hiện nay, pháp luật Việt Nam đã có cái nhìn bao quát hơn đối với loại tội phạm này và có các quy định để bảo vệ quyền lực cho cả nữ giới, nam giới và người đồng tính trước loại tội phạm này. Các bạn có thể tham khảo thêm Nghị quyết 06/2019/NQ-HĐTP được ban hành ngày 01/10/2019 hướng dẫn áp dụng các quy định tại Điều 141, 142, 143, 144, 145, 146, 147 Bộ luật hình sự và việc xét xử vụ án xâm hại tình dục người dưới 18 tuổi.

  •  2427
  •  Cảm ơn
  •  Phản hồi

Chủ đề đang được đánh giá

1 Lượt cảm ơn
câu phản hồi
Click vào bảng để xem hiển thị đầy đủ thông tin

Bạn vui lòng đăng nhập hoặc Đăng ký tại đây để tham gia thảo luận

Loading…