DanLuat
Chào mừng bạn đến với Dân Luật . Để viết bài Tư vấn, Hỏi Luật Sư, kết nối với Luật sư và chuyên gia, … Bạn vui lòng ĐĂNG KÝ TÀI KHOẢN.
×

Thêm câu phản hồi

“Nóng” với Luật làm dâu

Để kể mấy bạn nghe câu chuyện hài hước khi mình làm việc, vài bữa trước, có một bạn nữ, gửi email cho mình hỏi mình “Nghĩa vụ làm dâu của người phụ nữ khi đi lấy chồng được quy định trong văn bản pháp luật nào?”, mình chưa biết phải trả lời với bạn này sao, thì vài ba ngày sau, có anh chàng soạn hẳn hoi Dự thảo Luật làm dâu, gửi cho mình, yêu cầu đề xuất ban hành.

Thế là mình lấy cái Dự thảo của anh chàng kia, gửi cho bạn nữ đó xem, hỏi ý kiến bạn đó coi thấy có hợp lý không, để mình gửi bằng “máy bay giấy” đến nghị trường Quốc hội để họ thảo luận tại kỳ này luôn, nhưng mình chưa nghe hồi âm từ bạn ấy.

Cụ thể Toàn văn Dự thảo Luật làm dâu như sau:

QUỐC HỘI                     CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

                                         Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

Luật số: …/20…/QH…

       (Dự thảo)

LUẬT LÀM DÂU

 

Căn cứ Hiến pháp nước Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam;

Quốc hội ban hành Luật làm dâu;

 

PHẦN I: QUY ĐỊNH CHUNG

Điều 1: Phạm vi điều chỉnh

Luật này quy định về điều kiện làm dâu, quyền lợi và chuẩn mực pháp lý cho cách ứng xử giữa người làm dâu với các thành viên trong gia đình nhằm đảm bảo cho việc xây dựng, củng cố các mối quan hệ trong gia đình được tốt đẹp.

Điều 2: Đối tượng áp dụng

Luật này áp dụng đối với cá nhân nữ là con dâu trong gia đình trên lãnh thổ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam

Điều 3: Giải thích từ ngữ

Trong Luật này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:

1. Con dâu: Là cá nhân nữ sau khi kết hôn với cá nhân nam, trở thành vợ chồng và sống chung trong gia đình không chỉ bao gồm vợ chồng mà còn các thành viên khác.

2. Làm dâu: Là nghĩa vụ của con dâu đối với các thành viên trong gia đình chồng.

Điều 4: Điều kiện để trở thành con dâu

Để trở thành con dâu, cá nhân cần phải đáp ứng các điều kiện sau:

1. Đã đăng ký kết hôn theo quy định pháp luật hôn nhân gia đình Việt Nam.

2. Thực hiện các nghĩa vụ làm dâu theo quy định tại Điều 7 Luật này.

Điều 5: Các hành vi bị nghiêm cấm

1. Đánh đập hoặc có hành vi gây thương tích khác cho các thành viên trong gia đình, bao gồm cả chồng.

2. Đối xử tồi tệ với các thành viên gia đình như: bắt nhịn ăn, nhịn uống, bắt chịu rét, mặc rách, không cho hoặc hạn chế vệ sinh cá nhân.

3. Bỏ mặc không chăm sóc thành viên gia đình là người già, yếu, tàn tật, trẻ em.

4. Nhiều chuyện, làm lộ bí mật thông tin cá nhân của các thành viên trong gia đình.

5. Ngăn cản quyền thăm nom, chăm sóc giữa ông, bà và cháu; giữa cha, mẹ và con,

6. Không cho thành viên gia đình sử dụng tài sản chung vào mục đích chính đáng.

7. Chiếm đoạt tài sản riêng của thành viên gia đình

8. Ép buộc thành viên gia đình lao động quá sức hoặc làm công việc nặng nhọc, nguy hiểm, tiếp xúc với chất độc hại hoặc làm những công việc khác trái với quy định của pháp luật về lao động

9. Đuổi các thành viên trong gia đình ra khỏi nhà bất hợp pháp.

10. Ngoại tình.

PHẦN II: QUYỀN VÀ NGHĨA VỤ CỦA NGƯỜI LÀM DÂU

Điều 6: Quyền của người làm dâu

Người làm dâu có các quyền sau đây:

1. Không bị đối xử bạc đãi, tồi tệ bằng các hành vi bạo lực bao gồm bằng lời nói, hành vi.

2. Được quan tâm, chăm sóc bởi các thành viên trong gia đình, ngoài chồng của mình.

3. Được quyền chu cấp tiền phụng dưỡng cha mẹ, anh chị em ruột của mình.

4. Có quyền sử dụng đất, sở hữu nhà ở như các thành viên khác trong gia đình.

5. Được tham gia các hoạt động xã hội, quan hệ với bạn bè, người thân trong gia đình riêng của mình mà không bị ngăn cấm một cách phi lý.

Điều 7: Nghĩa vụ của người làm dâu

Người làm dâu có các nghĩa vụ sau đây:

1. Quan tâm, chăm sóc các thành viên trong gia đình, bên cạnh việc quan tâm, chăm sóc chồng mình.

2. Bảo vệ các thành viên trong gia đình khi họ bị xâm hại.

3. Giữ bí mật các thông tin cá nhân của các thành viên trong gia đình.

4. Bảo quản tài sản chung của gia đình.

5. Hỏi ý kiến và được sự đồng ý của các thành viên trong gia đình khi bán, tặng cho, chuyển nhượng tài sản chung.

PHÂN III: XỬ LÝ VI PHẠM

Điều 8: Hình thức xử lý vi phạm

Trong trường hợp vi phạm Luật này, người làm dâu có thể bị xử lý vi phạm theo các hình thức sau:

1. Bị các thành viên trong gia đình, bao gồm cả chồng bỏ mặc, không quan tâm, nói chuyện với người làm dâu có hành vi vi phạm có thời hạn.

2. Buộc tạm thời rời khỏi gia đình chồng có thời hạn.

3. Bêu tên cùng hành vi vi phạm để bà con, hàng xóm, người thân khác trong gia đình hai bên biết.

4. Cảnh cáo

5. Phạt tiền (tài sản riêng của mình)

6. Phạt tù

Chính phủ có trách nhiệm quy định chi tiết thi hành mức phạt tiền, phạt tù đối với trường hợp vi phạm Luật này.

Điều 9: Xử lý hành vi vi phạm

Tùy mức độ vi phạm các quy định nêu trên và hậu quả xảy ra đối với các thành viên trong gia đình mà người làm dâu vi phạm có thể bị xử phạt theo một trong các hình thức được quy định tại Điều 8 Luật này.

Điều 10: Thẩm quyền xử lý vi phạm

1. Các thành viên trong gia đình có đầy đủ năng lực hành vi dân sự đều có quyền thực hiện Khoản 1 Điều 8 Luật này.

2. Chủ hộ gia đình hoặc người đại diện chủ hộ có thẩm quyền thực hiện Khoản 2, 3 Điều 8 Luật này.

2. Chủ tịch UBND cấp xã nơi người làm dâu cư trú có thẩm quyền cảnh cáo, phạt tiền.

3. Tòa án nhân dân cấp huyện nơi người làm dâu cư trú có thẩm quyền phạt tù. Công an cấp xã, cấp huyện có trách nhiệm hỗ trợ thực hiện.

PHẦN IV: HIỆU LỰC THI HÀNH

Điều 11: Điều khoản chuyển tiếp

Trong thời gian chờ Luật này có hiệu lực thi hành, người làm dâu có nghĩa vụ tuân thủ pháp luật liên quan đến hôn nhân gia đình.

Điều 12: Hiệu lực thi hành

Luật này có hiệu lực thi hành từ ngày 28 tháng 6 năm 20..(là ngày Gia đình Việt Nam)

P/S: Mà sau mình đọc xong Dự thảo này, mình thắc mắc, anh chàng soạn Dự thảo này với cô bạn nữ kia có mối quan hệ với nhau không?

  •  32785
  •  Cảm ơn
  •  Phản hồi

Chủ đề đang được đánh giá

0 Lượt cảm ơn
câu phản hồi
Click vào bảng để xem hiển thị đầy đủ thông tin

Bạn vui lòng đăng nhập hoặc Đăng ký tại đây để tham gia thảo luận

Loading…