DanLuat
Chào mừng bạn đến với Dân Luật . Để viết bài Tư vấn, Hỏi Luật Sư, kết nối với Luật sư và chuyên gia, … Bạn vui lòng ĐĂNG KÝ TÀI KHOẢN.
×

Thêm câu phản hồi

NLĐ có được quyền tham gia ý kiến khi xây dựng thang bảng lương?

Tiền lương là thành quả sau quá trình làm việc của người lao động. Tiền lương đóng một vai trò quan trọng, vì thế việc tham gia ý kiến khi NSDLĐ xây dựng bảng lương là quyền và lợi ích của chính người lao động. Pháp luật quy định về việc này như thế nào? Chúng ta cùng tìm hiểu nhé!

Xây dựng thang bảng lương như thế nào?

Căn cứ theo quy định tại Điều 93 Bộ luật Lao động năm 2019 quy định về việc xây dựng thang lương, bảng lương và định mức lao động, như sau:

Người sử dụng lao động phải xây dựng thang lương, bảng lương và định mức lao động làm cơ sở để tuyển dụng, sử dụng lao động, thỏa thuận mức lương theo công việc hoặc chức danh ghi trong hợp đồng lao động và trả lương cho người lao động.

Mức lao động phải là mức trung bình bảo đảm số đông người lao động thực hiện được mà không phải kéo dài thời giờ làm việc bình thường và phải được áp dụng thử trước khi ban hành chính thức.

Người sử dụng lao động phải tham khảo ý kiến của tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở đối với nơi có tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở khi xây dựng thang lương, bảng lương và định mức lao động.

Theo đó,thang lương, bảng lương và mức lao động phải được công bố công khai tại nơi làm việc trước khi thực hiện.

Như vậy, theo quy định trên thì doanh nghiệp sẽ phải xây dựng thang lương, bảng lương và định mức lao động làm cơ sở để tuyển dụng, sử dụng lao động, thỏa thuận mức lương theo công việc hoặc chức danh ghi trong hợp đồng lao động và trả lương cho người lao động. Dù cho doanh nghiệp nhỏ hay lớn cũng đều phải xây dựng thang lương, bảng lương theo quy định. 

NLĐ được tham gia ý kiến khi xây dựng thang bảng lương không?

Căn cứ theo quy định tại Điều 44 Nghị định 145/2020/NĐ-CP thì:

Nội dung, hình thức người lao động được tham gia ý kiến như sau:

Người lao động được tham gia ý kiến về những nội dung:

- Xây dựng, sửa đổi, bổ sung nội quy, quy chế và các văn bản quy định khác của người sử dụng lao động liên quan đến quyền, nghĩa vụ và lợi ích của người lao động;

- Xây dựng, sửa đổi, bổ sung thang lương, bảng lương, định mức lao động; đề xuất nội dung thương lượng tập thể;

- Đề xuất, thực hiện giải pháp tiết kiệm chi phí, nâng cao năng suất lao động, cải thiện điều kiện làm việc, bảo vệ môi trường, phòng chống cháy nổ;

- Nội dung khác liên quan đến quyền, nghĩa vụ và lợi ích của người lao động theo quy định của pháp luật.

Những nội dung quy định tại khoản 1 Điều này mà pháp luật quy định cụ thể hình thức người lao động tham gia ý kiến thì thực hiện theo quy định đó; trường hợp pháp luật không quy định cụ thể hình thức thì người lao động căn cứ vào đặc điểm sản xuất, kinh doanh, tổ chức lao động, nội dung người lao động được tham gia ý kiến và quy chế dân chủ ở cơ sở tại nơi làm việc để lựa chọn hình thức sau đây:

- Tham gia ý kiến trực tiếp hoặc thông qua tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở, nhóm đại diện đối thoại của người lao động tại hội nghị người lao động, đối thoại tại nơi làm việc;

- Gửi góp ý, kiến nghị trực tiếp;

- Hình thức khác mà pháp luật không cấm.”

Như vậy, theo quy định trên thì người lao động sẽ có quyền tham gia ý kiến về việc xây dựng, sửa đổi, bổ sung thang lương, bảng lương, định mức lao động.

  •  357
  •  Cảm ơn
  •  Phản hồi

Chủ đề đang được đánh giá

1 Lượt cảm ơn
câu phản hồi
Click vào bảng để xem hiển thị đầy đủ thông tin

Bạn vui lòng đăng nhập hoặc Đăng ký tại đây để tham gia thảo luận

Loading…