DanLuat
Chào mừng bạn đến với Dân Luật . Để viết bài Tư vấn, Hỏi Luật Sư, kết nối với Luật sư và chuyên gia, … Bạn vui lòng ĐĂNG KÝ TÀI KHOẢN.
×

Thêm câu phản hồi

Những trường hợp viên chức được hưởng trợ cấp thôi việc theo quy định mới

Luật Cán bộ, công chức và Luật Viên chức sửa đổi 2019 có hiệu lực từ ngày 01/07/2020 sửa đổi bổ sung nhiều điều khoản của Luật Viên chức 2010, trong đó có sự thay đổi về đối tượng được hưởng trợ cấp thôi việc, cụ thể:

Căn cứ theo Khoản 6 Điều 2 Luật Cán bộ, công chức và Luật Viên chức sửa đổi 2019 sửa đổi bổ sung khoản 1 Điều 45 Luật Viên chức 2010 thì những trường hợp viên chức được hưởng trợ cấp thôi việc, trợ cấp mất việc làm hoặc chế độ bảo hiểm thất nghiệp theo quy định của pháp luật về lao động và pháp luật về bảo hiểm bao gồm:

+ Khi đơn vị sự nghiệp công lập đơn phương chấm dứt hợp đồng làm việc với viên chức;

+ Hết thời hạn của hợp đồng nhưng người sử dụng lao động không ký kết tiếp hợp đồng làm việc

+ Viên chức đơn phương chấm dứt hợp đồng do ốm đau, bị tai nạn theo quy định tại khoản 4 Điều 29 Luật Viên chức 2010;

+ Viên chức đơn phương chấm dứt hợp đồng theo quy định tại khoản 5 Điều 29 của Luật Viên chức 2010;

Ngoài ra những trường hợp trên phải không thuộc các trường hợp quy định tại khoản 2 Điều 45 Luật Viên chức 2010:

“2. Viên chức không được hưởng trợ cấp thôi việc nếu thuộc một trong các trường hợp sau:

a) Bị buộc thôi việc;

b) Đơn phương chấm dứt hợp đồng làm việc mà vi phạm quy định tại các khoản 4, 5 và 6 Điều 29 của Luật này;

c) Chấm dứt hợp đồng làm việc theo quy định tại khoản 5 Điều 28 của Luật này.”

Như vậy có thể thấy theo Luật Cán bộ, công chức và Luật Viên chức sửa đổi 2019 thì những trường hợp Viên chức đơn phương chấm dứt hợp đồng không vì ốm đau, bị tại nạn theo quy định tại khoản 4 Điều 29 thì không còn được hưởng trợ cấp thôi việc, trợ cấp mất việc làm hoặc chế độ bảo hiểm thất nghiệp theo quy định của pháp luật về lao động và pháp luật về bảo hiểm.

  •  435
  •  Cảm ơn
  •  Phản hồi

Chủ đề đang được đánh giá

0 Lượt cảm ơn
câu phản hồi
Click vào bảng để xem hiển thị đầy đủ thông tin

Bạn vui lòng đăng nhập hoặc Đăng ký tại đây để tham gia thảo luận

Loading…