DanLuat
Chào mừng bạn đến với Dân Luật . Để viết bài Tư vấn, Hỏi Luật Sư, kết nối với Luật sư và chuyên gia, … Bạn vui lòng ĐĂNG KÝ TÀI KHOẢN.
×

Thêm câu phản hồi

Những trường hợp nào nên lập vi bằng?

Có lẽ, trong số chúng ta đã nghe rất nhiều đến việc lập vi bằng, đặc biệt là gần đây. Nhiều người nổi tiếng hay nhắc đến “vi bằng” khi muốn ghi nhận lại một sự việc nào đó. Tuy nhiên, liệu chúng ta đã biết và hiểu rõ vi bằng là gì hay chưa? Những trường hợp nào là nên lập vi bằng? Bài viết sẽ cung cấp một số thông tin liên quan đến vấn đề này. Chúng ta cùng tìm hiểu nhé!

Vi bằng là gì?

Theo Nghị định 08/2020/NĐ-CP của Chính phủ quy định về tổ chức và hoạt động của Thừa phát lại, theo đó “Vi bằng” được giải thích như sau:

Vi bằng là văn bản ghi nhận sự kiện, hành vi có thật do Thừa phát lại trực tiếp chứng kiến, lập theo yêu cầu của cá nhân, cơ quan, tổ chức theo quy định của Nghị định này.

Lập vi bằng là việc được thực hiện theo yêu cầu của cá nhân, cơ quan, tổ chức theo quy định của Nghị định 08/2020/NĐ-CP.

Đặc điểm của vi bằng

(1) Vi bằng là căn cứ để Tòa án xem xét khi giải quyết vụ án. Vi bằng được lập hợp pháp sẽ sẽ được tòa án coi là chứng cứ mà không phải thực hiện bất kỳ thủ tục nào khác.

(2) Hình thức của vi bằng là văn bản. Văn bản đó phải do thừa phát lại lập. Thừa phát lại là người có đủ tiêu chuẩn được Nhà nước bổ nhiệm để thực hiện tống đạt, lập vi bằng, xác minh điều kiện thi hành án dân sự, tổ chức thi hành án dân sự theo quy định của Nghị định 08/2020/NĐ-CP và pháp luật có liên quan.

(3) Việc lập vi bằng phải tuân thủ nghiêm ngặt các quy định của pháp luật về hình thức và nội dung của văn bản. Hình thứ và nội dung của Vi bằng được quy định tại điều 40 Nghị định 08/2020/NĐ-CP quy định về tổ chức và hoạt động của thừa phát lại

(4) Vi bằng có thể được sao chép và được sử dụng làm chứng cứ lâu dài. Việc vào sổ theo dõi, lưu trữ vi bằng phải tuân thủ các quy định về bảo mật và lưu trữ.

lap-vi-bang-khi-nao

Thẩm quyền, phạm vi lập vi bằng, giá trị pháp lý của vi bằng

Theo Điều 36 của Nghị định 08/2020/NĐ-CP thì:

Thừa phát lại được lập vi bằng ghi nhận các sự kiện, hành vi có thật theo yêu cầu của cơ quan, tổ chức, cá nhân trong phạm vi toàn quốc.

Vi bằng không thay thế văn bản công chứng, văn bản chứng thực, văn bản hành chính khác.

Vi bằng là nguồn chứng cứ để Tòa án xem xét khi giải quyết vụ việc dân sự và hành chính theo quy định của pháp luật; là căn cứ để thực hiện giao dịch giữa các cơ quan, tổ chức, cá nhân theo quy định của pháp luật.

Trong quá trình đánh giá, xem xét giá trị chứng cứ của vi bằng, nếu thấy cần thiết, Tòa án nhân dân, Viện kiểm sát nhân dân có thể triệu tập Thừa phát lại, cơ quan, tổ chức, cá nhân khác để làm rõ tính xác thực của vi bằng. Thừa phát lại, cơ quan, tổ chức, cá nhân khác phải có mặt khi được Tòa án, Viện kiểm sát nhân dân triệu tập.

Chưa có văn bản nào quy định thời hiệu cụ thể của vi bằng, kể cả Nghị định 08/2020/NĐ-CP. Theo đó, vi bằng được lập và đăng ký sẽ có giá trị chứng cứ tại thời điểm đăng ký; vi bằng không bị mất giá trị nếu Tòa án không hủy.
Mặc dù được sao chép, sử dụng làm chứng cứ nhưng vi bằng không thay thế văn bản công chứng, văn bản chứng thực, văn bản hành chính khác.

Những trường hợp nào nên lập vi bằng?

Theo khuyến nghị của Bộ Tư pháp, những trường hợp sau là cần thiết để lập vi bằng:

- Xác nhận tình trạng nhà liền kề trước khi xây dựng công trình;

- Xác nhận tình trạng nhà trước khi cho thuê nhà; Xác nhận tình trạng nhà khi mua nhà.

- Xác nhận tình trạng nhà, đất bị lấn chiếm;

- Xác nhận việc chiếm giữ nhà, trụ sở, tài sản khác trái pháp luật;

- Xác nhận tình trạng tài sản trước khi ly hôn, thừa kế;

- Xác nhận hàng giả bày bán tại cơ sở kinh doanh, thương mại;

- Xác nhận việc giao hàng kém chất lượng;

- Xác nhận hành vi cạnh tranh không lành mạnh;

- Xác nhận việc tổ chức cuộc họp của Đại hội đồng cổ đông;

- Xác nhận mức độ ô nhiễm;

- Xác nhận sự chậm trễ trong thi công công trình;

- Xác nhận tình trạng công trình khi nghiệm thu;

- Xác nhận các hành vi trái pháp luật trong lĩnh vực tin học, báo chí, phát thanh, truyền hình như: đưa các thông tin không đúng sự thực; đưa thông tin khi chưa được phép người có thẩm quyền; vu khống…

- Xác nhận các giao dịch mà theo quy định của pháp luật không thuộc thẩm quyền công chứng của tổ chức hành nghề công chứng; những việc không thuộc thẩm quyền chứng thực của Ủy ban nhân dân các cấp;

- Xác nhận tình trạng thiệt hại của cá nhân, tổ chức do người khác gây ra;

- Xác nhận việc từ chối thực hiện công việc của cá nhân, tổ chức mà theo quy định của pháp luật cá nhân, tổ chức đó phải thực hiện;

- Xác nhận các sự kiện pháp lý khác theo quy định của pháp luật.

  •  209
  •  Cảm ơn
  •  Phản hồi

Chủ đề đang được đánh giá

2 Lượt cảm ơn
câu phản hồi
Click vào bảng để xem hiển thị đầy đủ thông tin

Bạn vui lòng đăng nhập hoặc Đăng ký tại đây để tham gia thảo luận

Loading…