DanLuat
Chào mừng bạn đến với Dân Luật . Để viết bài Tư vấn, Hỏi Luật Sư, kết nối với Luật sư và chuyên gia, … Bạn vui lòng ĐĂNG KÝ TÀI KHOẢN.
×

Thêm câu phản hồi

Những quy định mới trong hoạt động từ thiện

Liên quan đến những vụ lùm xùm về các hoạt động từ thiện vừa qua, Chính Phủ đã ban hành Nghị định 93/2021/NĐ-CP, thay thế cho Nghị định 64/2008/NĐ-CP. Vậy Nghị định 93 có những nội dung gì mới?

 Ảnh minh họa

Nghị định số 93/2021/NĐ-CP có hiệu lực thi hành kể từ ngày 11/12/2021 và thay thế cho Nghị định số 64/2008/NĐ-CP ngày 14 tháng 5 năm 2008 của Chính phủ về vận động, tiếp nhận, phân phối và sử dụng các nguồn đóng góp tự nguyện hỗ trợ nhân dân khắc phục khó khăn do thiên tai, hỏa hoạn, sự cố nghiêm trọng, các bệnh nhân mắc bệnh hiểm nghèo. Theo đó, Chính phủ đã có những quy định bổ sung trong việc tổ chức, quy góp từ thiện như sau:

1. Nghị định số 93/2021/NĐ-CP bổ sung đối tượng vận động, tiếp nhận, phân phối nguồn đóng góp từ thiện:

Điều 2. Đối tượng áp dụng

1. Các tổ chức, cá nhân vận động, tiếp nhận, phân phối nguồn đóng góp tự nguyện:

h) Cá nhân có đủ năng lực hành vi dân sự tham gia vận động, tiếp nhận, phân phối nguồn đóng góp tự nguyện khắc phục khó khăn do thiên tai, dịch bệnh, sự cố; hỗ trợ bệnh nhân mắc bệnh hiểm nghèo.”

Theo quy định mới, đối tượng có thể vận động quyên góp từ thiện không chỉ là các cơ quan nhà nước hay tổ chức xã hội mà chỉ cần là cá nhân có đầy đủ năng lực hành vi dân sự đều có thể tham gia vận động, quyên góp từ thiện.

2. Về tính minh bạch khi vận động, tiếp nhận, phân phối, sử dụng nguồn góp từ thiện

Nghị định mới có quy định chặt chẽ hơn trong việc quản lý các hoạt động từ thiện. Theo đó, các nhà từ thiện có trách nhiệm phải thông báo rõ ràng, cụ thể các thông tin về việc từ thiện trên các phương tiện truyền thông, đồng thời phải thông báo với Ủy ban nhân dân nơi tiếp nhận hỗ trợ khi phân phối nguồn từ thiện và phải thực hiện công việc đúng với cam kết khi vận động từ thiện. Cụ thể:

Điều 17. Vận động, tiếp nhận nguồn đóng góp tự nguyện

1. Khi vận động, tiếp nhận, phân phối nguồn đóng góp tự nguyện để hỗ trợ thiên tai, dịch bệnh, sự cố, cá nhân có trách nhiệm thông báo trên các phương tiện thông tin truyền thông về mục đích, phạm vi, phương thức, hình thức vận động, tài khoản tiếp nhận (đối với tiền), địa điểm tiếp nhận (đối với hiện vật), thời gian cam kết phân phối và gửi bằng văn bản đến Ủy ban nhân dân cấp xã nơi cư trú theo mẫu Thông báo ban hành kèm theo Nghị định này. Ủy ban nhân dân cấp xã có trách nhiệm lưu trữ để theo dõi và cung cấp thông tin khi có yêu cầu của tổ chức, cá nhân đóng góp hoặc nhận hỗ trợ và cơ quan có thẩm quyền phục vụ công tác hướng dẫn, theo dõi, thanh tra, kiểm tra, giám sát, xử lý vi phạm.”

Điều 18. Phân phối, sử dụng nguồn đóng góp tự nguyện

1. Căn cứ nguồn đóng góp tự nguyện của từng cuộc vận động, tiếp nhận, cá nhân có trách nhiệm thông báo với Ủy ban nhân dân nơi tiếp nhận hỗ trợ (cấp tỉnh, cấp huyện, cấp xã theo phân cấp; trường hợp cần thiết, liên hệ Ủy ban nhân dân cấp tỉnh hướng dẫn cụ thể) chậm nhất để phối hợp xác định phạm vi, đối tượng, mức, thời gian hỗ trợ và thực hiện phân phối, sử dụng theo đúng cam kết tại khoản 1 Điều 17 và quy định tại Nghị định này, kể cả đối với những khoản đóng góp có điều kiện, địa chỉ cụ thể (nếu có).”

3. Phải lập tài khoản riêng để tiếp nhận, quản lý tiền đóng góp từ thiện

 Để tăng tính minh bạch trong quá trình tiếp nhận tiền từ thiện, cá nhân phải mở tài khoản riêng tại ngân hàng thương mại theo từng cuộc vận động, có biên nhận các khoản đóng góp tự nguyện (tiền mặt, hiện vật) khi được yêu cầu.

Cá nhân không được tiếp nhận thêm các khoản đóng góp tự nguyện sau khi kết thúc thời gian tiếp nhận đã cam kết và có trách nhiệm thông báo đến nơi mở tài khoản để ngừng tiếp nhận các khoản đóng góp tự nguyện.

Cơ sở pháp lý: Khoản 2 Điều 17 Nghị định này

4. Quản lý tài chính, công khai nguồn đóng góp tự nguyện

- Chi phí cho hoạt động vận động, tiếp nhận, phân phối và sử dụng nguồn đóng góp tự nguyện do cá nhân đứng ra vận động tự chi trả. Trừ khi có sự đồng ý của tổ chức, cá nhân đóng góp thì cá nhân được chi từ nguồn tiền đóng góp, nhưng phải tổng hợp mà công khai rõ ràng.

- Các khoản đóng góp tự nguyện do cá nhân vận động, tiếp nhận, phân phối và sử dụng để khắc phục hậu quả thiên tai, dịch bệnh, sự cố không tổng hợp vào ngân sách nhà nước.

- Các khoản đóng góp tự nguyện do cá nhân vận động, tiếp nhận, phân phối và sử dụng để khắc phục hậu quả thiên tai, dịch bệnh, sự cố phải đảm bảo tính công khai, minh bạch. Cá nhân có trách nhiệm mở sổ ghi chép đầy đủ thông tin về kết quả tiếp nhận, phân phối tiền, hiện vật đóng góp tự nguyện theo đối tượng, địa bàn được hỗ trợ, bao gồm những khoản tiếp nhận có điều kiện, địa chỉ cụ thể (nếu có), thực hiện công khai theo các nội dung quy định tại khoản 2 Điều 14 Nghị định này trên các phương tiện truyền thông và gửi kết quả bằng văn bản tới Ủy ban nhân dân cấp xã nơi cư trú để niêm yết công khai tại trụ sở cơ quan trong 30 ngày. Thời điểm công khai thực hiện theo quy định tại khoản 4 Điều 14 Nghị định này.

- Cá nhân thực hiện vận động, tiếp nhận, phân phối nguồn đóng góp tự nguyện hỗ trợ khắc phục khó khăn do thiên tai, dịch bệnh, sự cố có trách nhiệm cung cấp thông tin theo yêu cầu của các cơ quan chức năng có thẩm quyền theo quy định của pháp luật.

Có thể thấy, sau những sự việc về quyên góp từ thiện của các nghệ sĩ trong những tháng qua, cùng với những tranh cãi về vấn đề “Người làm từ thiện là vì cái tâm nên có nghĩa vụ phải sao kê hay không?” thì giờ đây, pháp luật Việt Nam đã rất kịp thời có những quy định chặt chẽ về tính minh bạch khi sử dụng các khoản thu chi từ nguồn tiền đóng góp cũng như phải phân biệt rõ ràng khoản tiền từ thiện và tiền cá nhân. Điều này là rất cần thiết để ngăn chặn những hành vi lừa đảo, sử dụng nguồn tiền được quyên góp vào những việc cá nhân, không đúng mục đích.

  •  883
  •  Cảm ơn
  •  Phản hồi

Chủ đề đang được đánh giá

0 Lượt cảm ơn
câu phản hồi
Click vào bảng để xem hiển thị đầy đủ thông tin

Bạn vui lòng đăng nhập hoặc Đăng ký tại đây để tham gia thảo luận

Loading…