DanLuat
Chào mừng bạn đến với Dân Luật . Để viết bài Tư vấn, Hỏi Luật Sư, kết nối với Luật sư và chuyên gia, … Bạn vui lòng ĐĂNG KÝ TÀI KHOẢN.
×

Thêm câu phản hồi

Những loại vắc xin năm 2024 bắt buộc phải tiêm theo quy định pháp luật?

Thế giới càng phát triển thì càng nhiều loại dịch bệnh phát sinh và gây nguy hại đến con người. Điển hình như đợt dịch COVID-19 vừa qua, cả thế giới lao đao trong giai đoạn thiếu vắc xin. Vậy, vắc xin là gì? Pháp luật có quy định bắt buộc phải tiêm vắc xin không? Những loại vắc xin đó bao gồm những loại nào?

Vắc xin là gì?

Theo Khoản 10 Điều 2 Luật phòng chống bệnh truyền nhiễm 2007, vắc xin là chế phẩm chứa kháng nguyên tạo cho cơ thể khả năng đáp ứng miễn dịch, được dùng với mục đích phòng bệnh.

Vacxin chứa các phiên bản suy yếu của virus hay phiên bản gần giống như virus (được gọi là kháng nguyên). Chúng kích thích hệ thống miễn dịch tạo ra các kháng thể. Những kháng thể này sẽ bảo vệ cơ thể khi tiếp xúc với các virus trong tương lai.

Theo Điều 27 Luật Phòng chống bệnh truyền nhiễm 2007 quy định nguyên tắc sử dụng vắc xin, sinh phẩm y tế như sau:

- Vắc xin, sinh phẩm y tế được sử dụng phải bảo đảm các điều kiện theo quy định tại Điều 36 Luật Dược 2005 (theo quy định hiện hành là Điều 59 Luật Dược 2016) về lưu hành thuốc, nguyên liệu làm thuốc.

- Vắc xin, sinh phẩm y tế được sử dụng theo hình thức tự nguyện hoặc bắt buộc.

- Vắc xin, sinh phẩm y tế phải được sử dụng đúng mục đích, đối tượng, thời gian, chủng loại và quy trình kỹ thuật sử dụng.

- Vắc xin, sinh phẩm y tế phải được sử dụng tại các cơ sở y tế có đủ điều kiện.

Như vậy, vắc xin có thể được hiểu đơn giản là một chế phẩm để tiêm vào cơ thể con người với mục đích phòng bệnh. Việc sử dụng vắc xin phải đảm bảo tuân thủ các quy định của pháp luật.

Chương trình tiêm chủng mở rộng là gì?

Theo Khoản 1 Điều 3 Nghị định 104/2016/NĐ-CP, tiêm chủng là việc đưa vắc xin vào cơ thể con người với mục đích tạo cho cơ thể khả năng đáp ứng miễn dịch để dự phòng bệnh tật.

Theo Khoản 1 Điều 3 Nghị định 104/2016/NĐ-CP được bổ sung bởi Khoản 1 Điều 1 Nghị định 13/2024/NĐ-CP có hiệu lực từ ngày 05/02/2024, chương trình tiêm chủng mở rộng là chương trình do Nhà nước tổ chức để tiêm chủng miễn phí đối với các vắc xin bắt buộc sử dụng để phòng các bệnh truyền nhiễm cho trẻ em và phụ nữ có thai.

Như vậy, đối tượng chính của chương trình tiêm chủng mở rộng là trẻ em và phụ nữ có thai - những đối tượng có sức đề kháng yếu với các loại bệnh truyền nhiễm.

Những loại vắc xin bắt buộc phải tiêm theo chương trình tiêm chủng mở rộng năm 2024?

Tại Khoản 2 Điều 29 Luật phòng chống bệnh truyền nhiễm 2007 quy định trẻ em, phụ nữ có thai phải sử dụng vắc xin, sinh phẩm y tế bắt buộc đối với các bệnh truyền nhiễm thuộc Chương trình tiêm chủng mở rộng.

Theo Khoản 1 Điều 1 Thông tư 38/2017/TT-BYT quy định danh mục bệnh truyền nhiễm và vắc xin bắt buộc trong Chương trình tiêm chủng mở rộng cụ thể như sau:

TT

Các bệnh truyền nhiễm có vắc xin tại Việt Nam

Vắc xin, đối tượng, lịch tiêm chủng trong Chương trình tiêm chủng mở rộng

Vắc xin

Đối tượng sử dụng

Lịch tiêm/uống

1

Bệnh viêm gan vi rút B

Vắc xin viêm gan B đơn giá

Trẻ sơ sinh

Liều sơ sinh: tiêm trong vòng 24 giờ sau khi sinh

Vắc xin phối hợp có chứa thành phần viêm gan B

Trẻ em dưới 1 tuổi

Lần 1: khi trẻ đủ 2 tháng tuổi

Lần 2: ít nhất 1 tháng sau lần 1

Lần 3: ít nhất 1 tháng sau lần 2

2

Bệnh lao

Vắc xin lao

Trẻ em dưới 1 tuổi

Tiêm một lần cho trẻ trong vòng 1 tháng sau khi sinh

3

Bệnh bạch hầu

Vắc xin phối hợp có chứa thành phần bạch hầu

Trẻ em dưới 1 tuổi

Lần 1: khi trẻ đủ 2 tháng tuổi

Lần 2: ít nhất 1 tháng sau lần 1

Lần 3: ít nhất 1 tháng sau lần 2

Trẻ em dưới 2 tuổi

Tiêm nhắc lại khi trẻ đủ 18 tháng tuổi

4

Bệnh ho gà

Vắc xin phối hợp có chứa thành phần ho gà

Trẻ em dưới 1 tuổi

Lần 1: khi trẻ đủ 2 tháng tuổi

Lần 2: ít nhất 1 tháng sau lần 1

Lần 3: ít nhất 1 tháng sau lần 2

Trẻ em dưới 2 tuổi

Tiêm nhắc lại khi trẻ đủ 18 tháng tuổi

5

Bệnh uốn ván

Vắc xin phối hợp có chứa thành phần uốn ván

Trẻ em dưới 1 tuổi

Lần 1: khi trẻ đủ 2 tháng tuổi

Lần 2: ít nhất 1 tháng sau lần 1

Lần 3: ít nhất 1 tháng sau lần 2

Trẻ em dưới 2 tuổi

Tiêm nhắc lại khi trẻ đủ 18 tháng tuổi

Vắc xin uốn ván đơn giá

Phụ nữ có thai

1. Đối với người chưa tiêm hoặc không rõ tiền sử tiêm vắc xin hoặc chưa tiêm đủ 3 mũi vắc xin có chứa thành phần uốn ván liều cơ bản:

- Lần 1: tiêm sớm khi có thai lần đầu

- Lần 2: ít nhất 1 tháng sau lần 1

- Lần 3: ít nhất 6 tháng sau lần 2 hoặc kỳ có thai lần sau

- Lần 4: ít nhất 1 năm sau lần 3 hoặc kỳ có thai lần sau

- Lần 5: ít nhất 1 năm sau lần 4 hoặc kỳ có thai lần sau.

2. Đối với người đã tiêm đủ 3 mũi vắc xin có chứa thành phần uốn ván liều cơ bản:

- Lần 1: Tiêm sớm khi có thai lần đầu

- Lần 2: ít nhất 1 tháng sau lần 1

- Lần 3: ít nhất 1 năm sau lần 2

3. Đối với người đã tiêm đủ 3 mũi vắc xin có chứa thành phần uốn ván liều cơ bản và 1 liều nhắc lại:

- Lần 1: tiêm sớm khi có thai lần đầu

- Lần 2: ít nhất 1 năm sau lần 1

6

Bệnh bại liệt

Vắc xin bại liệt uống đa giá

Trẻ em dưới 1 tuổi

Lần 1: khi trẻ đủ 2 tháng tuổi

Lần 2: ít nhất 1 tháng sau lần 1

Lần 3: ít nhất 1 tháng sau lần 2

Vắc xin bại liệt tiêm đa giá

Trẻ em dưới 1 tuổi

Tiêm khi trẻ đủ 5 tháng tuổi

7

Bệnh do Haemophilus influenzae týp b

Vắc xin Haemophilus influenzae týp b đơn giá hoặc vắc xin phối hợp có chứa thành phần Haemophilus influenzae týp b

Trẻ em dưới 1 tuổi

Lần 1: khi trẻ đủ 2 tháng tuổi

Lần 2: ít nhất 1 tháng sau lần 1

Lần 3: ít nhất 1 tháng sau lần 2

8

Bệnh sởi

Vắc xin sởi đơn giá

Trẻ em dưới 1 tuổi

Tiêm khi trẻ đủ 9 tháng tuổi

Vắc xin phối hợp có chứa thành phần sởi

Trẻ em dưới 2 tuổi

Tiêm khi trẻ đủ 18 tháng tuổi

9

Bệnh viêm não Nhật Bản B

Vắc xin viêm não Nhật Bản B

Trẻ em từ 1 đến 5 tuổi

Lần 1: khi trẻ đủ 1 tuổi

Lần 2: 1 - 2 tuần sau lần 1

Lần 3: 1 năm sau lần 2

10

Bệnh rubella

Vắc xin phối hợp có chứa thành phần rubella

Trẻ em dưới 2 tuổi

Tiêm khi trẻ đủ 18 tháng tuổi

Như vậy, việc tiêm các loại vắc xin trên là bắt buộc với những đối tượng của chương trình tiêm chủng mở rộng, cụ thể là trẻ em và phụ nữ có thai. Các đối tượng khác, hiện nay chưa có quy định chính xác những loại vắc xin bắt buộc phải tiêm.

  •  326
  •  Cảm ơn
  •  Phản hồi

Chủ đề đang được đánh giá

0 Lượt cảm ơn
câu phản hồi
Click vào bảng để xem hiển thị đầy đủ thông tin

Bạn vui lòng đăng nhập hoặc Đăng ký tại đây để tham gia thảo luận

Loading…