DanLuat
Chào mừng bạn đến với Dân Luật . Để viết bài Tư vấn, Hỏi Luật Sư, kết nối với Luật sư và chuyên gia, … Bạn vui lòng ĐĂNG KÝ TÀI KHOẢN.
×

Thêm câu phản hồi

Những điều người lao động cần biết về bảo hiểm xã hội kể từ năm 2020

Theo quy định của Luật Bảo hiểm xã hội 2014, thì một số quy định sau sẽ có hiệu lực kể từ năm 2020 và người lao động cần lưu ý để biết được những tác động của các quy định này đến quyền và nghĩa vụ của mình.

Thứ nhất, Khoản 2 Điều 9 Luật Bảo hiểm 2014 quy định Nhà nước sẽ hoàn thành xây dựng và vận hành cơ sở dữ liệu điện tử về quản lý bảo hiểm xã hội trong phạm vi cả nước vào năm 2020. Điều này có nghĩa là bảo hiểm điện tử sẽ được phổ biến rộng rãi và đồng bộ trên phạm vi cả nước. Nhờ đó, người dân sẽ được tạo điều kiện thuận lợi hơn trong quá trình làm thủ tục hưởng bảo hiểm. Ngoài ra, việc điện tử hóa sẽ giúp Nhà nước kiểm soát hiệu quả tình trạng trục lợi bảo hiểm xã hội – Vốn là vấn đề nhức nhối từ trước tới nay.

Thứ hai, tại Điểm a Khoản 1 Điều 55 nêu rõ từ năm 2020 trở đi, nam đủ 55 tuổi và nữ đủ 50 tuổi thì mới đủ điều kiện hưởng lương hưu khi suy giảm khả năng lao động từ 61% trở lên, trong khi hiện tại, nam đủ 54 tuổi và nữ đủ 49 tuổi hưu khi suy giảm khả năng lao động từ 61% trở lên sẽ được hưởng lương hưu.

Thứ ba, hiện nay lao động nam nghỉ phải có đủ 17 năm đóng bảo hiểm xã hội mới được hưởng lương hưu bằng 45% mức bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội. Nhưng đến năm 2020 thì cần đủ 18 năm theo quy định tại Điểm a Khoản 2 Điều 56.

Thứ tư, theo Điểm e Khoản 1 Điều 62 thì người lao động huộc đối tượng thực hiện chế độ tiền lương do Nhà nước quy định có toàn bộ thời gian đóng bảo hiểm xã hội theo chế độ tiền lương này khi tham gia bảo hiểm xã hội từ ngày 01 tháng 01 năm 2020 đến ngày 31 tháng 12 năm 2024 thì tính bình quân của tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội của 20 năm cuối trước khi nghỉ hưu.

Thứ năm, đến năm 2020, sổ bảo hiểm xã hội sẽ được thay thế bằng thẻ bảo hiểm xã hội theo định tại Khoản 2 Điều 96. Như vậy, người lao động sẽ bớt các giấy tờ, thủ tục rườm rà khi thực hiện bảo hiểm.

 

  •  1496
  •  Cảm ơn
  •  Phản hồi

Chủ đề đang được đánh giá

0 Lượt cảm ơn
câu phản hồi
Click vào bảng để xem hiển thị đầy đủ thông tin

Bạn vui lòng đăng nhập hoặc Đăng ký tại đây để tham gia thảo luận

Loading…