DanLuat
Chào mừng bạn đến với Dân Luật . Để viết bài Tư vấn, Hỏi Luật Sư, kết nối với Luật sư và chuyên gia, … Bạn vui lòng ĐĂNG KÝ TÀI KHOẢN.
×

Thêm câu phản hồi

Những điều cần lưu ý khi sổ hộ khẩu giấy bị “khai tử”

Theo quy định thì từ ngày 01/01/2023 trở đi toàn bộ Sổ hộ khẩu, Sổ tạm trú đã được cấp và những giấy tờ, tài liệu xác nhận về cư trú bằng giấy sẽ không còn giá trị sử dụng, sổ hộ khẩu bằng giấy hiện tại sẽ được sử dụng đến hết ngày 31/12/2022 theo khoản 3 Điều 38 Luật Cư trú 2020
 
so-ho-khau-giay
 
Qua quy định trên không ít người có thể vẫn chưa biết được nên cần làm gì khi quy định này có hiệu lực cũng như những điều cần lưu ý để tránh gặp các vấn đề có liên quan.
 
Thứ nhất là cập nhật thông tin cư trú vào Cơ sở dữ liệu quốc gia
 
Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư được quy định tại khoản 4 Điều 3 Luật Căn cước công dân 2014 giải thích cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư là tập hợp thông tin cơ bản của tất cả công dân Việt Nam được chuẩn hóa, số hóa, lưu trữ, quản lý bằng cơ sở hạ tầng thông tin để phục vụ quản lý nhà nước và giao dịch của cơ quan, tổ chức, cá nhân.
 
Theo quy định trên, khi cập nhật thông tin cư trú online mà có vấn đề phát sinh làm thay đổi thông tin so với trong sổ hộ khẩu giấy thì không cần làm thủ tục thay đổi hay cấp mới sổ giấy nữa, thay vào đó chỉ điều chỉnh trên Cổng cơ sở dữ liệu.
 
Tại Điều 9 Luật Căn cước công dân 2014 quy định thông tin về công dân được thu thập, cập nhật vào Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư bao gồm các thông tin sau: 
 
- Họ, chữ đệm và tên khai sinh.
 
- Ngày, tháng, năm sinh.
 
- Giới tính.
 
- Nơi đăng ký khai sinh; quê quán; nơi thường trú; nơi ở hiện tại.
 
- Dân tộc; tôn giáo; quốc tịch; tình trạng hôn nhân; nhóm máu...
 
Như vậy, nếu công dân chưa được cập nhật thông tin trên Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư hoặc cập nhật nhưng chưa chính xác, cần nhanh chóng đi cập nhật lại để tạo thuận lợi cho việc thực hiện các thủ tục hành chính sau ngày 31/12/2022.
 
Những thông tin trên Cơ sở dữ liệu sẽ được sử dụng thay thế sổ hộ khẩu, sổ tạm trú giấy khi sổ hộ khẩu, sổ tạm trú giấy hết hiệu lực từ ngày 01/01/2023.
 
Thứ hai là làm Căn cước công dân gắn chíp điện tử
 
Như đã nói ở trên, những thông tin liên quan về cư trú của công dân đều được cập nhật tại Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư. Việc cập nhật CCCD sẽ thuộc thẩm quyền của cơ quan công an, 
 
Sau khi có số định danh từ CCCD mà công dân đã làm sẽ được sử dụng để truy cập, cập nhật, điều chỉnh trên Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư.
 
Mọi công dân đến độ tuổi làm CCCD nhưng chưa đi làm thì cần nhanh chóng đi làm ngay nhằm tạo thuận lợi khi thực hiện các thủ tục hành chính khi sổ hộ khẩu, sổ tạm trú giấy chính thức không còn giá trị sử dụng.
 
Căn cứ Điều 12 Luật Căn cước công dân 2014 quy định số định danh cá nhân như sau: số định danh cá nhân được xác lập từ Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư dùng để kết nối, cập nhật, chia sẻ, khai thác thông tin của công dân trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư và các cơ sở dữ liệu chuyên ngành; số định danh cá nhân do Bộ Công an thống nhất quản lý trên toàn quốc và cấp cho mỗi công dân Việt Nam, không lặp lại ở người khác.
 
Sổ hộ khẩu giấy sau ngày 01/01/2023 có bị thu hồi?
 
(1) Đối với sổ hộ khẩu có sai lệch thông tin: Khi công dân thực hiện các thủ tục đăng ký cư trú dẫn đến thay đổi thông tin trong sổ hộ khẩu, cơ quan đăng ký cư trú có trách nhiệm thu hồi sổ hộ khẩu đã cấp, thực hiện điều chỉnh, cập nhật thông tin trong Cơ sở dữ liệu về dân cư và không cấp mới, cấp lại sổ hộ khẩu. 
 
(2) Đối với sổ hộ khẩu giấy không có thay đổi thông tin: So với thông tin trên Cơ sở dữ liệu quốc gia mà không bị sai thông tin thì được xem như là không còn giá trị sử dụng từ ngày 01/01/2023.
 
Lưu ý: Mặc dù chuyển qua hình thức điện tử nhưng người dân vẫn cần phải làm thủ tục đăng ký thường trú, đăng ký tạm trú theo quy định trước đây.
 
Hình thức đăng ký sẽ thay vì cấp sổ giấy thì giờ đây được cập nhật thông tin lên hệ thống Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư.
 
Giao dịch ra sao khi không còn sổ hộ khẩu giấy?
 
Sổ hộ khẩu là loại giấy tờ cần thiết để đi làm nhiều thủ tục hành chính, giao dịch quan trọng, như: thủ tục đăng ký khai sinh, khai tử, đăng ký kết hôn; thủ tục làm sổ đỏ, chuyển nhượng quyền sử dụng đất; mua bán nhà; ký hợp đồng thế chấp hoặc vay ngân hàng…
 
Công dân chỉ cần nhập thông tin online khi làm các giao dịch trên tại các Cổng thông tin điện tử quốc gia hoặc thực hiện tại các cơ quan có thẩm quyền để được hướng dẫn chi tiết.
 
Khi người dân nhập hộ khẩu, xóa hộ khẩu, chuyển hộ khẩu, đăng ký tạm trú,… đều được cập nhật trên hệ thống của Cơ sở dữ liệu về cư trú, thay vì được viết tay trong cuốn sổ hộ khẩu, sổ tạm trú bằng giấy như trước đây.
 
Như vậy, trước khi cập nhật thông tin trên Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư thì người dân cần phải có CCCD mới có thể cập nhật thông tin cư trú cụ thể là “sổ hộ khẩu online” sẽ có hiệu lực từ ngày 01/01/2023.
  •  628
  •  Cảm ơn
  •  Phản hồi

Chủ đề đang được đánh giá

1 Lượt cảm ơn
câu phản hồi
Click vào bảng để xem hiển thị đầy đủ thông tin

Bạn vui lòng đăng nhập hoặc Đăng ký tại đây để tham gia thảo luận

Loading…