DanLuat
Chào mừng bạn đến với Dân Luật . Để viết bài Tư vấn, Hỏi Luật Sư, kết nối với Luật sư và chuyên gia, … Bạn vui lòng ĐĂNG KÝ TÀI KHOẢN.
×

Thêm câu phản hồi

Như thế nào là “báo hóa” mạng xã hội?

Hiện nay, trên không gian mạng có quá nhiều nguồn thông tin được đẩy quá nhanh, bên cạnh việc cập nhật tin tức theo đúng chuyên môn của các trang báo, tạp chí điện tử hay trang thông tin điện tử thì lâu dần sẽ dẫn đến việc nội dung cập nhật bị “báo hóa”.
 
Thông thường “báo hóa” mạng xã hội thường diễn ra ở các trang thông tin điện tử do việc xuất bản nội dung sai mục đích ban đầu và cấp phép theo quy định điều này làm vượt quá giới hạn của trang đó. Vậy thế nào là “báo hóa” mạng xã hội là gì?
 
nhu-the-nao-la-bao-hoa-mang-xa-hoi?
 
1. “Báo hóa” mạng xã hội là gì?
 
Bộ Tiêu chí nhận diện “báo hóa” tạp chí, “báo hóa” trang thông tin điện tử tổng hợp, “báo hóa” mạng xã hội và biểu hiện “tư nhân hóa” báo chí giúp cơ quan chỉ đạo báo chí, cơ quan quản lý nhà nước về báo chí ở Trung ương và địa phương, cơ quan chủ quản, các cơ quan báo chí và các tổ chức, cá nhân nhận diện, giám sát, khắc phục, chấn chỉnh, xử lý những dấu hiệu chệch hướng nhằm tạo ra môi trường lành mạnh, tạo ra cơ chế, chính sách hỗ trợ báo chí, truyền thông theo kịp sự phát triển của truyền thông hiện đại.
 
Nói tóm lại “báo hóa” tạp chí là việc tạp chí điện tử không thực hiện đúng tôn chỉ mục đích; hình thức trình bày (giao diện), nội dung thông tin thể hiện gây hiểu nhầm thành báo.
 
2. Hình thức nhận diện “báo hóa” mạng xã hội
 
Để nhận diện được trang thông tin điện tử tổng hợp, mạng xã hội khác với báo chí thì căn cứ Mục 1 Chương III Quyết định 1418/QĐ-BTTTT năm 2022 dựa vào hình thức.
 
Khi trang mạng xã hội có cách trình bày như sau là thể hiện gây nhầm lẫn là cơ quan báo chí:
 
- Tên miền sử dụng từ ngữ gây nhầm lẫn là cơ quan báo chí như: Báo, Tạp chí, Tin, Tin tức, News, Times, Online, Daily...
 
- Cách trình bày giao diện trang thông tin điện tử tổng hợp không ghi rõ là trang thông tin điện tử, mạng xã hội, chỉ ghi là cơ quan, tiếng nói, diễn đàn...
 
- Giao diện trang thông tin điện tử tổng hợp trình bày, thể hiện gần giống như nhận diện của sản phẩm báo chí (màu sắc, vị trí tên gọi...).
 
- Bố trí giao diện trang chủ của mạng xã hội thành các chuyên mục: Chính trị, xã hội, đời sống, văn hóa, giải trí... và đăng tải, tổng hợp các bài báo, hiển thị nội dung bài viết, tiêu đề, nội dung, chú thích ảnh, video-clip... như một tờ báo điện tử, trang thông tin điện tử tổng hợp.
 
- Giao diện trang thông tin điện tử tổng hợp ghi thông tin: Tòa soạn, Văn phòng đại diện, Ban phóng viên... như cơ quan báo chí, mục “Người trách nhiệm nội dung” ghi họ tên kèm thêm từ “nhà báo”, “phóng viên”.
 
3. Về nội dung nhận diện “báo hóa” mạng xã hội
 
- Tổng hợp tin bài từ các cơ quan báo chí theo ý đồ riêng, nghiêng về các thông tin tiêu cực, giật gân; tự tổng hợp tin tức từ các cơ quan báo chí thành bài viết và ghi thông tin Tổng hợp (PV).
 
- Mạng xã hội không có người dùng tương tác, chia sẻ thông tin; đăng bài viết của thành viên quản trị với cách viết gây hiểu nhầm là các bài báo.
 
4. Về kỹ thuật nhận diện “báo hóa” mạng xã hội
 
- Tự sản xuất tin bài như báo chí rồi chuyển cho cơ quan báo chí phát hành trên mạng, sau đó trang thông tin điện tử tổng hợp đăng tải lại ngay để hợp thức hóa nguồn tin.
 
- Tin bài đăng trên trang thông tin điện tử trước khi đăng trên sản phẩm báo chí ghi là nguồn tin, bài.
 
- Mạng xã hội tự sản xuất tin bài như cơ quan báo chí nhưng đăng dưới dạng người dùng đăng tải (một trang không quá 20 tài khoản đăng tải).
 
5. Về hoạt động nhận diện “báo hóa” mạng xã hội
 
Cử nhân viên tới cơ quan, đơn vị để thu thập tin tức, tài liệu để viết bài, sản xuất sản phẩm truyền thông như phóng viên, nhà báo tác nghiệp.
 
6. Về nhân sự nhận diện “báo hóa” mạng xã hội
 
- Người chịu trách nhiệm nội dung, nhân sự trang thông tin điện tử tổng hợp đồng thời là phóng viên, biên tập viên của cơ quan báo chí.
 
- Trang thông tin điện tử tổng hợp, mạng xã hội có số lượng nhân sự lớn, ký hợp đồng làm phóng viên.
 
Như vậy, các trang mạng xã hội, trang thông tin điện tử mà có hành vi vi phạm về nội dung, hình thức, kỹ thuật, nhân sự làm sai lệch đi hoạt động và mục đích ban đầu của trang khiến nó trở thành một trang báo mạng thì được xem là “báo hóa” mạng xã hội và có thể bị cơ quan có thẩm quyền xử phạt.
  •  509
  •  Cảm ơn
  •  Phản hồi

Chủ đề đang được đánh giá

1 Lượt cảm ơn
câu phản hồi
Click vào bảng để xem hiển thị đầy đủ thông tin

Bạn vui lòng đăng nhập hoặc Đăng ký tại đây để tham gia thảo luận

Loading…