DanLuat
Chào mừng bạn đến với Dân Luật . Để viết bài Tư vấn, Hỏi Luật Sư, kết nối với Luật sư và chuyên gia, … Bạn vui lòng ĐĂNG KÝ TÀI KHOẢN.
×

Thêm câu phản hồi

Nhận tiền quyên góp nhưng không trao đủ bị xử lý như thế nào?

Nhận tiền quyên góp từ xã hội nhưng trao không đủ.

Không trao đủ tiền quyên góp - Ảnh minh họa

Trong những ngày gần đây, các nhà hảo tâm liên tục gửi hỗ trợ đến đồng bào miền trung bị ảnh hưởng bởi thiên tai, lũ lụt. Đi ngược lại tinh thần tương thân tương ái đó, vẫn còn những trường hợp nhẫn tâm ăn chặn tiền từ thiện của người khó khăn bằng nhiều thủ đoạn khác nhau. Theo quy định của pháp luật, những đối tượng này có bị xử lý hay không?

Khi phân tích một số vấn đề liên quan đến nội dung này, người viết lưu ý đến 3 chủ thể chính bao gồm:

- Người quyên góp từ thiện – Gọi là Người giao tiền

- Người giữ tiền quyên góp – Gọi là Người giữ tiền

- Người nhận tiền quyên góp – Gọi là Người nhận tiền

Cần phân tích một số vấn đề sau:

1. Tiền quyên góp từ thiện là tài sản của ai?

Khi những chiến dịch từ thiện bắt đầu, bằng nhiều hình thức khác nhau mà người dân thực hiện việc giao tài sản của mình cho các tổ chức, cá nhân đứng ra nhận quyên góp với mục đích là người nhận quyên góp sẽ phải đem số tiền đó giao cho những người được cứu trợ. Lúc này quan hệ giữa người giao tiền và người nhận tiền được hình thành, về bản chất pháp lý, đây là Hành vi pháp lý đơn phương, làm phát sinh nghĩa vụ theo Khoản 2 Điều 275 Bộ luật dân sự 2015, đối tượng của nghĩa vụ này là “công việc phải thực hiện” (công việc giao tiền cho những đối tượng đang cần trợ giúp) theo Khoản 1 Điều 276 Bộ luật trên. Như vậy, phần tiền quyên góp vẫn thuộc quyền sở hữu của Người giao tiền, không phải của Người giữ tiền và cũng không phải của Người nhận tiền.

2. Người giữ tiền quyên góp không trao đủ cho người được nhận  

Người giữ tiền quyên góp được giao cho một số tiền nhất định, lúc này họ sẽ có quyền sử dụng tài sản của người quyên góp. Lúc này nếu Người giữ tiền không giao đủ cho Người nhận tiền số tiền được quyên góp, có hai phương án xử lý như sau:

Người giao tiền khởi kiện Dân sự:

Nghĩa vụ của Người giữ tiền là phải thực hiện một công việc (cụ thể là công việc giao tiền cho những đối tượng đang cần trợ giúp) và đã không thực hiện công việc đó, vì vậy theo Điều 358 Bộ luật dân sự thì:

“Điều 358. Trách nhiệm do không thực hiện hoặc không được thực hiện một công việc

1. Trường hợp bên có nghĩa vụ không thực hiện một công việc mà mình phải thực hiện thì bên có quyền có thể yêu cầu bên có nghĩa vụ tiếp tục thực hiện hoặc tự mình thực hiện hoặc giao người khác thực hiện công việc đó và yêu cầu bên có nghĩa vụ thanh toán chi phí hợp lý, bồi thường thiệt hại.”

Lúc này, việc khởi kiện có thể là căn cứ để người giữ tiền phải tiếp tục thực hiện nghĩa vụ hoặc bồi thường thiệt hại

Người giao tiền tố cáo để xử lý vi phạm hành chính hoặc Hình sự:

Khi Người giữ tiền sử dụng tài sản của Người giao tiền mà có dấu hiệu vụ lợi, theo quy định tại Khoản 1 Điều 15 Nghị định 167/2013/NĐ-CP:

“1. Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng đối với một trong những hành vi sau đây:

d) Sử dụng trái phép tài sản của người khác.”

Vậy mức xử phạt hành chính tối đa đối với hành vi này là 2.000.000 đồng.

Ngoài ra Khoản 1 Điều 177 Bộ luật Hình sự 2015 (sửa đổi, bổ sung 2017) quy định:

“1. Người nào vì vụ lợi mà sử dụng trái phép tài sản của người khác trị giá từ 100.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng, đã bị xử lý kỷ luật, xử phạt vi phạm hành chính về hành vi này hoặc đã bị kết án về tội này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm hoặc dưới 500.000.000 đồng nhưng tài sản là di vật, cổ vật nếu không thuộc trường hợp quy định tại Điều 219 và Điều 220 của Bộ luật này, thì bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 02 năm hoặc phạt tù từ 03 tháng đến 02 năm.”

Lúc này khi Tòa án, Viện kiểm sát và các cơ quan điều tra Khởi tố, giải quyết vụ án hình sự, người phạm tội có thể bị phạt tiền đến 50.000.000 hoặc phạt tù đến 02 năm.

Ngoài ra nếu người kêu gọi khuyên góp sử dụng hành vi gian dối hoặc lạm dụng tín hòng chiếm đoạt tài sản của người quyên góp thì còn có thể phải chịu trách nhiện về Tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản hoặc Tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản.

3. Người khác dùng thủ đoạn chiếm đoạt phần tiền cứu trợ của Người nhận tiền

Thực tế xảy ra trường hợp những đối tượng nhận làm trung gian để những người làm từ thiện giao tiền cho mình, sau khi trao số tiền đó cho những gia đình khó khăn thì đòi được chia một phần tiền hoặc ép buộc người được nhận tiền phải chia tiền cho mình. Trường hợp này nếu bị tố cáo họ có thể đối mặt với Tội cưỡng đoạt tài sản tại Điều 170 Bộ luật Hình sự 2015 như sau:

“1. Người nào đe dọa sẽ dùng vũ lực hoặc có thủ đoạn khác uy hiếp tinh thần người khác nhằm chiếm đoạt tài sản, thì bị phạt tù từ 01 năm đến 05 năm.”

Tùy theo mức độ nghiêm trọng của hành vi và giá trị tiền cưỡng đoạt, mức phạt tối đa của hành vi này là 20 năm tù và nộp phạt 100.000.000 triệu đồng.

Như vậy, khi nhận tiền khuyên góp mà trao không đủ hoặc đã trao nhưng lại đòi được chia tiền, tùy từng trường hợp mà người thực hiện hành vi có thể bị khởi kiện dân sự, xử phạt hành chính hoặc hình sự.

  •  3544
  •  Cảm ơn
  •  Phản hồi

Chủ đề đang được đánh giá

0 Lượt cảm ơn
câu phản hồi
Click vào bảng để xem hiển thị đầy đủ thông tin

Bạn vui lòng đăng nhập hoặc Đăng ký tại đây để tham gia thảo luận

Loading…