DanLuat
Chào mừng bạn đến với Dân Luật . Để viết bài Tư vấn, Hỏi Luật Sư, kết nối với Luật sư và chuyên gia, … Bạn vui lòng ĐĂNG KÝ TÀI KHOẢN.
×

Thêm câu phản hồi

Nhận tiền donate từ fan, streamer có bị tính thuế không?

Vừa qua, cư dân mạng lại có một phen bàn tán xung quanh câu chuyện một hay một vài người được gọi là "ai đồ" trên TikTok nhận donate khi livestream. Chuyện không có gì để nói khi có một số thông tin nổi lên rằng, người hâm mộ này đã lén lấy tiền của người thân để donate cho "ai đồ" mình.

Từ đó, sự việc nhận tiền donate khi livestream trên các trang mạng xã hội được nhiều người quan tâm hơn.

Theo đó, Streamer là một ngành nghề mới xuất hiện ở Việt Nam, hiện đang rất thu hút sự chú ý của giới trẻ. Đặc biệt hơn nữa, đây còn là ngành nghề kiếm được mức thu nhập cao, ngoài những khoản tiền thu được từ lượng đăng ký kênh, lượt view,... thì khoản tiền ủng hộ từ fan của các streamer này cũng ở mức khủng.

Vậy Streamer là gì? Số tiền nhận được do fan ủng hộ thì có bị tính thuế hay không?

Streamer là gì?

Streamer là những người thường xuyên livestream (những người thực hiện công việc livestream cho người xem thông qua Tiktok, Facebook, Instagram hay YouTube…) để giao lưu cùng người hâm mộ. Họ có thể bình luận game, bán hàng, trò chuyện với fan hoặc có thể ca hát, nhảy múa.

Thu nhập của họ đến từ rất nhiều nguồn, chẳng hạn: quảng cáo cho nhà tài trợ trong buổi livestream, tiếp thị liên kết, đăng ký kênh, lượt xem,... đặc biệt là khoản tiền được fan donate (tiền ủng hộ từ người hâm mộ). Số tiền này không cố định mà tùy vào sự ủng hộ của các fan. 

Streamer có phải đóng thuế TNCN?

Căn cứ vào điểm c khoản 2 Điều 2 Thông tư 111/2013/TT-BTC quy định về các khoản thu nhập chịu thuế cá nhân bao gồm:

Tiền thù lao nhận được dưới các hình thức như: tiền hoa hồng đại lý bán hàng hóa, tiền hoa hồng môi giới; tiền tham gia các đề tài nghiên cứu khoa học, kỹ thuật; tiền tham gia các dự án, đề án; tiền nhuận bút theo quy định của pháp luật về chế độ nhuận bút; tiền tham gia các hoạt động giảng dạy; tiền tham gia biểu diễn văn hoá, nghệ thuật, thể dục, thể thao; tiền dịch vụ quảng cáo; tiền dịch vụ khác, thù lao khác. 

Đồng thời, căn cứ tại Điều 3 Luật Thuế thu nhập cá nhân và Điều 3 Nghị định số 65/2013/NĐ-CP, các khoản thu nhập chịu thuế thu nhập cá nhân bao gồm:

- Thu nhập từ kinh doanh, bao gồm: Thu nhập từ hoạt động sản xuất, kinh doanh hàng hoá, dịch vụ;

- Thu nhập từ tiền lương, tiền công, bao gồm: Tiền lương, tiền công và các khoản có tính chất tiền lương, tiền công; Tiền thù lao dưới các hình thức.

tien-donate-co-bi-tinh-thue

Ngoài ra, theo quy định tại Điều 1 Thông tư 92/2015/TT-BTC về các đối tượng chịu thuế thì các cá nhân có thu nhập từ kinh doanh mà doanh thu từ 100 triệu đồng một năm trở lên phải nộp thuế theo quy định.

Theo đó, các cá nhân nhận thu nhập từ tổ chức như Streamer, Facebook, Google, YouTube... được xếp vào dạng cá nhân kinh doanh chứ không phải là các cá nhân được nhận lương từ các tổ chức nước ngoài tại Việt Nam.

Căn cứ tại phụ lục 01 danh mục ngành nghề tính thuế GTGT, thuế TNCN theo tỷ lệ % trên doanh thu đối với cá nhân kinh doanh ban hành kèm theo Thông tư 92/2015/TT-BTC, các cá nhân kinh doanh trên các trang mạng xã hội và được nhận tiền từ các mạng nước ngoài chuyển về phải kê khai, nộp thuế theo tỷ lệ 5% thuế giá trị gia tăng, tỷ lệ 2% thuế thu nhập cá nhân;

Vậy, đối với mỗi cá nhân thuộc trường hợp này sẽ có nghĩa vụ đóng thuế với mức 7% / trên tổng doanh thu (đã bao gồm 5% thuế GTGT + 2 % thuế thu nhập cá nhân)

Khoản tiền donate từ fan có bị tính thuế?

Có thể tham khảo thêm quy định tại khoản 10 Điều 2 Thông tư 111/2013/TT-BTC chỉ quy định những nhu nhập từ quà tặng, cho sau đây mới bị tính thuế gồm: 

- Quà tặng là chứng khoán; 

- Quà tặng là phần vốn trong các tổ chức kinh tế, cơ sở kinh doanh; 

- Quà tặng là bất động sản; 

- Các tài sản khác phải đăng ký quyền sở hữu hoặc quyền sử dụng.

Theo đó, đối với phần quà tặng, quà biếu được người hâm mộ gửi tặng, có hai trường hợp sau:

(1) Quà tặng, quà biếu phải đăng ký quyền sở hữu, quyền sử dụng. Nếu giá trị món quà dưới 10 triệu đồng thì cá nhân không phải kê khai và nộp thuế. Nếu giá trị món quà lớn hơn 10 triệu đồng thì áp dụng thuế suất 10%.

(2) Quà tặng, quà biếu không phải đăng ký quyền sở hữu, quyền sử dụng. Hiện nay chưa có quy định tính thuế thu nhập cá nhân với những món quà tặng, quà biếu không phải đăng ký quyền sở hữu, quyền sử dụng. Như vậy, quà được người hâm mộ gửi tặng không phải kê khai và nộp thuế.

Theo đó, về khoản tiền ủng hộ streamer, có thể hiểu rằng đây không phải là tiền mang tính chất “trả công”, bởi lẽ nếu hiểu theo hướng này, những người không trả công thì sẽ không được xem họ “biểu diễn”.

Thực tế những người xem không hề có nghĩa vụ phải trả tiền cho người stream (người phát trực tiếp trên mạng xã hội).

Việc gửi tiền ủng hộ này là hoàn toàn tự nguyện và mang tính chất tặng cho, không bị điều chỉnh bởi một hợp đồng nào. Như vậy, theo quan điểm của tác giả, không thể xếp khoản tiền người xem ủng hộ streamer là khoản tiền phải chịu thuế thu nhập cá nhân.

  •  1350
  •  Cảm ơn
  •  Phản hồi

Chủ đề đang được đánh giá

1 Lượt cảm ơn
câu phản hồi
Click vào bảng để xem hiển thị đầy đủ thông tin

Bạn vui lòng đăng nhập hoặc Đăng ký tại đây để tham gia thảo luận

Loading…