DanLuat
Chào mừng bạn đến với Dân Luật . Để viết bài Tư vấn, Hỏi Luật Sư, kết nối với Luật sư và chuyên gia, … Bạn vui lòng ĐĂNG KÝ TÀI KHOẢN.
×

Thêm câu phản hồi

Nhận 50 triệu để chuyển nhượng chồng có vi phạm luật?

Đó là trường hợp hi hữu, khi một phụ nữ ký giấy nhận 50 triệu đồng, đổi lại với việc chuyển nhượng chồng. Một sự việc khiến các chuyên gia pháp lý đặc biệt quan tâm.

Vụ việc xảy ra tại tỉnh An Giang, Bà Nhi sau khi biết chồng mình là ông Thương có quan hệ với bà Hiền – một người phụ nữ đơn thân. Sau đó, bà Hiền đã chủ động giao dịch với bà Nhi và đề nghị trả 50 triệu đồng với điều kiện để ông Thương sống chung với bà Hiền. Tiền được trả, nhưng ông Thương không đến chung sống với bà Hiền, bà đã yêu cầu bà Nhi trả lại số tiền trên. Việc này dẫn đến xảy ra tranh chấp và hai bà đã cùng nhau lên Tòa yêu cầu giải quyết.

 

Xem xét câu chuyện hy hữu này, có các vấn đề chúng ta cần bàn luận:

1. Ông Thương có phải là tài sản để giao dịch không?

Theo Điều 163 Bộ luật dân sự 2005:

Tài sản bao gồm vật, tiền, giấy tờ có giá và các quyền tài sản.

Theo mình, ông Thương vẫn có thể được xem là một loại tài sản.

2. Giao dịch giữa bà Nhi và bà Hiền có đủ điều kiện có hiệu lực của giao dịch dân sự chưa?

Điều 122 Bộ luật dân sự 2005 có quy định:

1. Giao dịch dân sự có hiệu lực khi có đủ các điều kiện sau đây:

a) Người tham gia giao dịch có năng lực hành vi dân sự;

b) Mục đích và nội dung của giao dịch không vi phạm điều cấm của pháp luật, không trái đạo đức xã hội;

c) Người tham gia giao dịch hoàn toàn tự nguyện.

2. Hình thức giao dịch dân sự là điều kiện có hiệu lực của giao dịch trong trường hợp pháp luật có quy định.

Trong các điều kiện trên, mục đích giao dịch có vi phạm pháp luật không? Có trái với đạo đức xã hội không? Khi mà việc cho ông Thương sống cùng với bà Hiền đã vi phạm chế độ hôn nhân một vợ, một chồng theo Hiến pháp 2013, theo Luật hôn nhân gia đình 2014.

Hành vi vi phạm chế độ hôn nhân này bị xử phạt hành chính từ 1.000.000 – 3.000.000 đồng theo Nghị định 110/2013/NĐ-CP. Tuy nhiên đây chỉ là lần đầu nên sẽ không xét xử lý hình sự.

Như vậy, không đủ điều kiện thì giao dịch dân sự vô hiệu.

3. Giải quyết hậu quả như thế nào trong trường hợp này?

Giao dịch dân sự vô hiệu thì buộc các bên phải hoàn trả lại cho nhau những gì đã nhận.

Từ các vấn đề trên, giao dịch vô hiệu, bà Hiền có trách nhiệm trả lại ông Thương cho bà Nhi, đồng thời, vợ chồng bà Nhi có trách nhiệm trả lại 50 triệu cho bà Hiền.

Lưu ý là ông Thương, bà Nhi vẫn còn trong quan hệ hôn nhân, do đó, số tiền 50 triệu đồng này là tài sản chung của 02 vợ chồng, trách nhiệm chi trả thuộc về nghĩa vụ của 02 vợ chồng trong thời kỳ hôn nhân.

  •  4947
  •  Cảm ơn
  •  Phản hồi

Chủ đề đang được đánh giá

0 Lượt cảm ơn
câu phản hồi
Click vào bảng để xem hiển thị đầy đủ thông tin

Bạn vui lòng đăng nhập hoặc Đăng ký tại đây để tham gia thảo luận

Loading…