DanLuat
Chào mừng bạn đến với Dân Luật . Để viết bài Tư vấn, Hỏi Luật Sư, kết nối với Luật sư và chuyên gia, … Bạn vui lòng ĐĂNG KÝ TÀI KHOẢN.
×

Thêm câu phản hồi

Người nước ngoài muốn đăng ký kinh doanh ở Việt Nam cần làm thủ tục gì?

Trong thời kỳ hộp nhập quốc tế, nhiều người nước ngoài đã lựa chọn Việt Nam trở thành thị trường đầu tư. Pháp luật Việt Nam không có quy định cấm người nước ngoài kinh doanh tại Việt Nam căn cứ theo Khoản 1 Điều 17 Luật doanh nghiệp 2020, Khoản 2, khoản 19 điều 3 Luật đầu tư 2020. Tuy nhiên người nước ngoài cần phải thực hiện những thủ tục gì nếu muốn đăng ký kinh doanh tại Việt Nam?

Người nước ngoài muốn đăng ký kinh doanh ở Việt Nam cần làm thủ tục gì - Minh họa

Trước hết, pháp luật Việt Nam cho phép người nước ngoài kinh doanh tại Việt Nam dưới danh nghĩa nhà đầu tư căn cứ theo khoản 19 điều 3 Luật đầu tư 2020.

Người nước ngoài bắt buộc phải đăng ký kinh doanh dưới hình thức thành lập tổ chức kinh tế, dầu tư góp vốn, mua cổ phần, mua phần vốn góp, thực hiện dự án đầu tư, đầu tư theo hình thức hợp đồng BCC căn cứ điều 21 Luật đầu tư 2020.

Căn cứ khoản 1 Điều 17 Nghị định 31/2021/NĐ-CP thì trừ những ngành, nghề thuộc Danh mục ngành, nghề hạn chế tiếp cận thị trường đối với nhà đầu tư nước ngoài quy định tại Phụ lục I của Nghị định này, nhà đầu tư nước ngoài được tiếp cận thị trường như quy định đối với nhà đầu tư trong nước.( Xem phụ lục tại link này)

Vậy người nước ngoài dưới danh nghĩa nhà đầu tư được phép kinh doanh tại Việt Nam mọi ngành nghề trừ một số ngành nghề bị hạn chế như đã nêu tại phụ lục I đồng thời phải đảm bảo kinh doanh dưới các hình thức luật định như  lập tổ chức kinh tế, góp vốn, mua cổ phần..v.v..

Những thủ tục mà người nước ngoài cần phải thực hiện nếu muốn đăng ký kinh doanh tại Việt Nam:

Bước 1: Xin Cấp giấy chứng nhận đăng ký đầu tư (Căn cứ theo điều 12, 13 Nghị định 09/2018/NĐ-CP)

Trước khi thực hiện thủ tục cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư, nhà đầu tư kê khai trực tuyến các thông tin về dự án đầu tư trên Hệ thống thông tin quốc gia về đầu tư nước ngoài.

Nhà đầu tư nộp 01 bộ hồ sơ đến cơ quan đăng ký đầu tư. (Sở kế hoạch và đầu tư căn cứ theo Điều 39 Luật đầu tư 2020)

Cơ quan đăng ký đầu tư xem xét tính hợp lệ và cấp giấy chứng nhận đăng ký đầu tư cho nhà đầu tư trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày nhận hồ sơ hợp lệ.

Bước 2: Xin Cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp( Căn cứ theo điều 33, 34 Nghị định 01/2021/NĐ-CP)

Nhà đầu tư nộp 01 bộ hồ sơ tới cơ quan đăng ký doanh nghiệp(Phòng đăng ký kinh doanh trực thuộc Sở Kế hoạch và Đầu tư)  bằng hình thức trực tiếp hoặc trực tuyến qua Cổng dịch vụ công quốc gia về đăng ký doanh nghiệp.

Cơ quan đăng ký doanh nghiệp tiếp nhận và cấp giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp trong thời hạn 03 ngày kể từ ngày nhận hồ sơ hợp lệ.

Bước 3: Xin cấp giấy phép đủ điều kiện kinh doanh nếu có

Trường hợp nhà đầu tư nước ngoài kinh doanh trong những lĩnh vực đầu tư có điều kiện và yêu cầu cấp giấy phép đủ điều kiện kinh doanh, trước khi kinh doanh, nhà đầu tư cần xin giấy phép kinh doanh. Ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện và điều kiện đầu tư kinh doanh đối với ngành, nghề đó phải được đăng tải trên Cổng thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp ( căn cứ Điều 7 Luật đầu tư 2020)

Một số ngành nghề cần có giấy phép đủ điều kiện kinh doanh như: Dịch vụ bán lẻ hàng hóa;  dịch vụ logistics; dịch vụ thương mại điện tử, dịch vụ bưu chính; dịch vụ giáo dục…( căn cứ theo Phụ lục IV Luật đầu tư 2020)

Hồ sơ cấp giấy chứng nhận đăng ký đầu tư sẽ bao gồm:

Văn bản đề nghị thực hiện dự án đầu tư;

Bản sao hộ chiếu của nhà đầu tư nước ngoài

Đề xuất dự án đầu tư;

Bản sao Xác nhận ngân hàng có số dư tương ứng với số tiền đầu tư;

Trường hợp dự án đầu tư không đề nghị Nhà nước giao đất, cho thuê đất, cho phép chuyển mục đích sử dụng đất thì nộp bản sao giấy tờ về quyền sử dụng đất: Hợp đồng thuê bất động sản, sổ đỏ; quyết định xây dựng hoặc các tài liệu khác chứng minh về địa điểm thực hiện dự án;

Nội dung giải trình về công nghệ sử dụng trong dự án đầu tư đối với dự án thuộc diện thẩm định, lấy ý kiến về công nghệ theo quy định của pháp luật về chuyển giao công nghệ;

Tài liệu khác liên quan đến dự án đầu tư, yêu cầu về điều kiện, năng lực của nhà đầu tư theo quy định của pháp luật (nếu có).

Hồ sơ cấp giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp (điều 21 Nghị định 01/2021/NĐ-CP)

Mỗi loại hình công ty mà nhà đầu tự muốn thành lập sẽ có những hồ sơ riêng biệt, tuy nhiên những tài liệu cơ bản mà nhà đầu tư phải chuẩn bị bao gồm:

Giấy đề nghị đăng ký doanh nghiệp;

Điều lệ công ty;

Danh sách cổ đông sáng lập và cổ đông là nhà đầu tư nước ngoài (nếu là công ty cổ phần); Danh sách thành viên (nếu là công ty TNHH hai thành viên);

Bản sao có chứng thực chứng minh nhân dân hoặc thẻ căn cước công dân hoặc hộ chiếu (nếu là cá nhân); quyết định thành lập, giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp hoặc tài liệu tương đương và thẻ căn cước công dân hoặc chứng minh nhân dân hoặc hộ chiếu kèm văn bản ủy quyền cho người quản lý vốn tại Việt Nam (nếu là tổ chức);

Bản sao chứng thực chứng minh nhân dân hoặc thẻ căn cước công dân hoặc hộ chiếu của đại diện theo pháp luật công ty liên doanh;

Bản sao có chứng thực Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư đã được cấp;

Về lệ phí: Nhà đầu tư nước ngoài không mất lệ phí cấp giấy chứng nhận đăng ký đầu tư. Đối với giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, nhà đầu tư phải nộp lệ phí công bố đăng ký doanh nghiệp 100.000 VNĐ,  được miễn phí đăng ký doanh nghiệp 50.000 VNĐ khi nộp hồ sơ online qua cổng dịch vụ công quốc gia về đăng ký doanh nghiệp.

  •  2370
  •  Cảm ơn
  •  Phản hồi

Chủ đề đang được đánh giá

2 Lượt cảm ơn
câu phản hồi
Click vào bảng để xem hiển thị đầy đủ thông tin

Bạn vui lòng đăng nhập hoặc Đăng ký tại đây để tham gia thảo luận

Loading…