DanLuat
Chào mừng bạn đến với Dân Luật . Để viết bài Tư vấn, Hỏi Luật Sư, kết nối với Luật sư và chuyên gia, … Bạn vui lòng ĐĂNG KÝ TÀI KHOẢN.
×

Thêm câu phản hồi

Người nổi tiếng quảng cáo hàng giả trách nhiệm thuộc về ai?

Hiện nay, trên các nền tảng mạng xã hội như Facebook hay Tiktok,... thì không khó để thấy được một số nghệ sĩ, idol nổi tiếng đang quảng cáo sản phẩm mà họ được thuê, vì lợi ích của mình mà chấp nhận quảng cáo hàng sai sự thật cho người tiêu dùng. Vấn đề này vẫn diễn ra rất nhiều, vậy trách nhiệm sẽ thuộc về người quảng cáo hay nhà nhà kinh doanh?

quang-cao-sai-su-that

1. Cần tìm hiểu quảng cáo là gì?

Tại khoản 1 Điều 2 Luật Quảng cáo 2012 giải thích thuật ngữ “quảng cáo” như sau: theo đó quảng cáo là việc sử dụng các phương tiện nhằm giới thiệu đến công chúng sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ có mục đích sinh lợi; sản phẩm, dịch vụ không có mục đích sinh lợi; tổ chức, cá nhân kinh doanh sản phẩm, hàng hoá, dịch vụ được giới thiệu, trừ tin thời sự; chính sách xã hội; thông tin cá nhân.

 

Hiểu đơn giản thì quảng cáo là hành vi sử dụng các phương tiện như là internet, báo chí, phát tờ rơi,... qua đó thông tin sản phẩm hay dịch vụ đến người tiêu dùng với mục đích sinh lời từ người cung cấp sản phẩm, dịch vụ.

2. Nghiêm cấm quảng cáo hàng sai sự thật

Việc quảng cáo hàng sai sự thật là một trong những hành vi bị nghiêm cấm theo quy định pháp luật Việt Nam để bảo vệ quyền lợi cho người tiêu dùng thì tại Luật Bảo vệ người tiêu dùng 2010 có quy định cụ thể như sau:

Thứ nhất là đối với bên thuê quảng cáo cụ thể là cá nhân, tổ chức kinh doanh sản phẩm sai sự thật.

Theo khoản 1 Điều 10 Luật Bảo vệ người tiêu dùng 2010 có quy định nghiêm cấm hành vi quảng cáo hàng sai sự thật đối với tổ chức, cá nhân kinh doanh hàng hóa, dịch vụ có hành vi lừa dối hoặc gây nhầm lẫn cho người tiêu dùng thông qua hoạt động quảng cáo hoặc che giấu, cung cấp thông tin không đầy đủ, sai lệch, không chính xác về một trong các nội dung sau đây:

- Hàng hóa, dịch vụ mà tổ chức, cá nhân kinh doanh hàng hóa, dịch vụ cung cấp.

- Uy tín, khả năng kinh doanh, khả năng cung cấp hàng hóa, dịch vụ của tổ chức, cá nhân kinh doanh hàng hóa, dịch vụ.

- Nội dung, đặc điểm giao dịch giữa người tiêu dùng với tổ chức, cá nhân kinh doanh hàng hóa, dịch vụ.

Qua quy định trên, có thể thấy luật đặc biệt nghiêm cấm cá nhân, tổ chức nào có hành vi kinh doanh hàng hóa, dịch vụ sai sự thật gây ảnh hưởng đến người tiêu dùng.

Thứ hai là người được thuê quảng cáo cụ thể ở đây là các nghệ sĩ được thuê quảng cáo hàng sai sự thật được xem là bên thứ ba.

Căn cứ khoản 1 Điều 13 Luật Bảo vệ người tiêu dùng 2010 quy định trường hợp tổ chức, cá nhân kinh doanh hàng hóa, dịch vụ cung cấp thông tin cho người tiêu dùng thông qua bên thứ ba thì bên thứ ba có trách nhiệm:

- Bảo đảm cung cấp thông tin chính xác, đầy đủ về hàng hóa, dịch vụ được cung cấp.

- Yêu cầu tổ chức, cá nhân kinh doanh hàng hóa, dịch vụ cung cấp chứng cứ chứng minh tính chính xác, đầy đủ của thông tin về hàng hóa, dịch vụ.

- Chịu trách nhiệm liên đới về việc cung cấp thông tin không chính xác hoặc không đầy đủ, trừ trường hợp chứng minh đã thực hiện tất cả các biện pháp theo quy định của pháp luật để kiểm tra tính chính xác, đầy đủ của thông tin về hàng hóa, dịch vụ.

- Tuân thủ các quy định của pháp luật về báo chí, pháp luật về quảng cáo.

Theo đó, việc các nghệ sĩ, idol được thuê quảng cáo cũng phải tuân theo các quy định về quảng cáo và có trách nhiệm trong việc tìm hiểu, kiểm tra sản phẩm mà mình quảng cáo từ bên thuê trước khi ký kết hợp đồng. Nếu sản phẩm quảng cáo có vi phạm về hàng giả thì người quảng cáo sẽ chịu trách nhiệm liên đới cùng với bên cung cấp sản phẩm. 

Ngoài ra, khoản 9 Điều 8 Luật Quảng cáo 2012 cũng có quy định về hành vi quảng cáo sai sự thật  khi có hành vi không đúng hoặc gây nhầm lẫn về khả năng kinh doanh, khả năng cung cấp sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ của tổ chức, cá nhân kinh doanh sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ; về số lượng, chất lượng, giá, công dụng, kiểu dáng, bao bì, nhãn hiệu, xuất xứ, chủng loại, phương thức phục vụ, thời hạn bảo hành của sản phẩm, hàng hoá, dịch vụ đã đăng ký hoặc đã được công bố.

3.  Xử lý hành chính đối với hành vi quảng cáo sai sự thật

Căn cứ theo khoản 5 Điều 34 Nghị định 38/2021/NĐ-CP quy định hành vi quảng cáo sai sự thật mức phạt tiền từ 60 triệu đồng đến 80 triệu đồng đối với các hành vi sau:

Quảng cáo không đúng hoặc gây nhầm lẫn về khả năng kinh doanh, khả năng cung cấp sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ của tổ chức, cá nhân kinh doanh sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ; về số lượng, chất lượng, giá, công dụng, kiểu dáng, bao bì, nhãn hiệu, xuất xứ, chủng loại, phương thức phục vụ, thời hạn bảo hành của sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ đã đăng ký hoặc đã được công bố. 

Trừ trường hợp quy định tại khoản 4 Điều 51, điểm b khoản 4 Điều 52, khoản 1 Điều 60, điểm c khoản 1 Điều 61 Nghị định 38/2021/NĐ-CP. 

Phạt tiền từ 30 triệu đồng đến 40 triệu đồng đối với hành vi quảng cáo mỹ phẩm có tác dụng như thuốc gây hiểu nhầm sản phẩm đó là thuốc.

Phạt tiền từ 20 triệu đồng đến 30 triệu đồng đối với một trong các hành vi sau đây: Quảng cáo thực phẩm chức năng gây hiểu nhầm có tác dụng như thuốc chữa bệnh.

Phạt tiền từ 10 triệu đồng đến 15 triệu đồng đối với hành vi quảng cáo sai sự thật về bản chất, công dụng, chất lượng, nguồn gốc, xuất xứ của thức ăn chăn nuôi, thức ăn thủy sản, chất cải tạo môi trường chăn nuôi, chất cải tạo môi trường thủy sản.

Phạt tiền từ 5 triệu đồng đến 10 triệu đồng đối với hành vi quảng cáo giống cây trồng không đúng hoặc gây nhầm lẫn về khả năng kinh doanh của tổ chức, cá nhân kinh doanh giống (số lượng, chất lượng, giá bán), nội dung ghi trên nhãn, nhãn hiệu.

Lưu ý: các quy định trên áp dụng đối với cá nhân, đối với tổ chức có cùng hành vi vi phạm thì mức phạt gấp 02. 

4. Truy cứu trách nhiệm hình sự đối với hành vi quảng cáo sai sự thật

Về tội quảng cáo gian dối được quy định rõ tại Điều 197 Bộ luật Hình sự 2015 như sau:

Người nào quảng cáo gian dối về hàng hóa, dịch vụ, đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi này hoặc đã bị kết án về tội này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm, thì bị phạt tiền từ 10 triệu đồng đến 100 triệu đồng hoặc phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm.

Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 5 triệu đồng đến 50 triệu đồng, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm.

Như vậy, hành vi quảng cáo hàng sai sự thật sẽ có hai mức xử phạt đối với người cung cấp sản phẩm và bên nhận quảng cáo sẽ được xử lý như sau:

Đối với bên cung cấp sản phẩm là tổ chức mà có hành vi quảng cáo sai sự thật thì phải chịu trách nhiệm xử phạt hành chính lên đến 160 triệu đồng bên cạnh đó có dấu hiệu hình sự thì người người có hành vi cung cấp sản phẩm không đúng sự thật có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự phạt cải tạo không giam giữ 03 năm hoặc cấm hành nghề từ 01 đến 05 năm.

Đối với người được thuê để quảng cáo là các nghệ sĩ, idol thì họ sẽ cùng chịu trách nhiệm liên đới tương tự như bên thuê đối với cá nhân có hành vi quảng cáo sai sự thật thì mức phạt hành chính có thể lên đến 80 triệu đồng. Hành vi quảng cáo có dấu hiệu hình sự thì người quảng cáo sản phẩm sẽ phải bị phạt cải tạo không giam giữ 03 năm hoặc cấm hành nghề từ 01 đến 05 năm.

  •  467
  •  Cảm ơn
  •  Phản hồi

Chủ đề đang được đánh giá

1 Lượt cảm ơn
câu phản hồi
Click vào bảng để xem hiển thị đầy đủ thông tin

Bạn vui lòng đăng nhập hoặc Đăng ký tại đây để tham gia thảo luận

Loading…