DanLuat
Chào mừng bạn đến với Dân Luật . Để viết bài Tư vấn, Hỏi Luật Sư, kết nối với Luật sư và chuyên gia, … Bạn vui lòng ĐĂNG KÝ TÀI KHOẢN.
×

Thêm câu phản hồi

Người lao động sau khi nghỉ việc có thể tiếp tục tham gia bảo hiểm y tế hộ gia đình để được hưởng quyền lợi 5 năm liên tục đóng BHYT?


Theo Điều 12 Nghị định 146/2018/NĐ-CP, người tham gia bảo hiểm y tế đủ 5 năm liên tục, gián đoạn không quá 3 tháng theo quy định thì thẻ Bảo hiểm y tế sẽ xác định thời gian đủ 5 năm liên tục.
Người bệnh được quỹ Bảo hiểm y tế thanh toán 100% chi phí khám, chữa bệnh trong phạm vi được hưởng nếu có thời gian tham gia Bảo hiểm y tế 5 năm liên tục trở lên và có số tiền cùng chi trả chi phí khám, chữa bệnh trong năm lớn hơn 6 tháng lương cơ sở, trừ trường hợp tự đi khám bệnh, chữa bệnh không đúng tuyến.
Tức là, khi tham gia Bảo hiểm y tế 5 năm liên tục trở lên và có số tiền cùng chi trả chi phí khám chữa bệnh trong năm lớn hơn 06 tháng lương cơ sở (trừ trường hợp tự đi khám, chữa bệnh không đúng tuyến), người dân sẽ được cấp “Giấy chứng nhận không cùng chi trả trong năm” và được hưởng 100% chi phí khám chữa bệnh Bảo hiểm y tế cho các lần khám chữa bệnh tiếp theo.
Để được thanh toán 100% chi phí khám, chữa bệnh, người bệnh phải đáp ứng đủ 03 điều: Tham gia Bảo hiểm y tế 5 năm liên tục trở lên (nếu có thời gian gián đoạn thì chỉ được gián đoạn tối đa không quá 3 tháng); Có số tiền cùng chi trả chi phí khám, chữa bệnh trong năm lớn hơn 6 tháng lương cơ sở; Khám, chữa bệnh đúng tuyến.
Tham gia BHYT sẽ đem tới cho người dân nhiều quyền lợi. Đặc biệt, khi tham gia bảo hiểm 5 năm liên tục, người dân sẽ được hưởng nhiều lợi ích hơn nữa. Vậy người lao động sau khi nghỉ việc làm thế nào để tiếp tục duy trì bảo hiểm y tế để được hưởng quyền lợi của người tham gia bảo hiểm y tế 5 năm liên tục?
Căn cứ Công văn 1734/BHXH-QLT năm 2017 có quy định như sau:
"9. Quy định về cấp và quản lý thẻ BHYT
...
9.7. Khi có phát sinh giảm người lao động, đơn vị phải kịp thời lập danh sách báo giảm gửi cơ quan BHXH qua hệ thống giao dịch điện tử ngay trong tháng (tính đến ngày cuối cùng của tháng đó). Nếu báo giảm sau ngày cuối cùng của tháng giảm thì phải phải đóng hết giá trị thẻ BHYT của tháng kế tiếp và thẻ có giá trị sử dụng hết tháng đó. Cơ quan BHXH không thu hồi thẻ các trường hợp báo giảm.
Ví dụ: Người lao động thôi việc 28/07/2017, đơn vị báo giảm vào ngày 01/08/2017 thì đóng BHYT hết tháng 8/2017; không đóng BHXH, BHTN tháng 8/2017.
9.8. Đơn vị thông báo cho người lao động thôi việc nếu không thuộc đối tượng tham gia BHYT bắt buộc khác thì đăng ký tham gia BHYT hộ gia đình để được khám chữa bệnh và đảm bảo quyền lợi tham gia 5 năm liên tục theo quy định của Luật BHYT.
Lưu ý: Nếu đăng ký gia hạn thẻ trước 10 ngày khi thẻ cũ hết giá trị sử dụng thì thẻ BHYT hộ gia đình có giá trị tiếp theo thẻ cũ, trường hợp thẻ cũ hết hạn không quá 3 tháng mới đăng ký tham gia thì thẻ BHYT hộ gia đình có giá trị từ ngày đóng tiền.
9.9. Từ 01/09/2017 cơ quan BHXH sẽ cấp thẻ BHYT theo mã số BHXH."
Như vậy, người lao động sau khi nghỉ việc có thể tiếp tục tham gia bảo hiểm y tế hộ gia đình để được hưởng quyền lợi của việc tham gia bảo hiểm y tế 5 năm liên tục.
 
  •  1023
  •  Cảm ơn
  •  Phản hồi

Chủ đề đang được đánh giá

0 Lượt cảm ơn
câu phản hồi
Click vào bảng để xem hiển thị đầy đủ thông tin

Bạn vui lòng đăng nhập hoặc Đăng ký tại đây để tham gia thảo luận

Loading…