DanLuat
Chào mừng bạn đến với Dân Luật . Để viết bài Tư vấn, Hỏi Luật Sư, kết nối với Luật sư và chuyên gia, … Bạn vui lòng ĐĂNG KÝ TÀI KHOẢN.
×

Thêm câu phản hồi

Người lao động giúp việc gia đình có phải đóng BHXH không?

Trong quá trình lao động, người lao động được hưởng những quyền và lợi ích hợp pháp theo quy định pháp luật. Vậy đối với người lao động giúp việc gia đình thì như thế nào? Người giúp việc gia đình có phải đóng BHXH không?

Người lao động giúp việc gia đình có phải đóng BHXH không?

Căn cứ theo quy định tại khoản 2 Điều 163 Bộ luật lao động năm 2019 Nghĩa vụ của người sử dụng lao động khi sử dụng lao động là người giúp việc gia đình như sau:

Trả cho người giúp việc gia đình khoản tiền bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế theo quy định của pháp luật để người lao động chủ động tham gia bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế.

Bên cạnh đó, căn cứ theo quy định tại Khoản 4 Điều 89 Nghị định 145/2020/NĐ-CP quy định Một số quy định riêng đối với lao động là người giúp việc gia đình:

Người sử dụng lao động có trách nhiệm trả cùng lúc với kỳ trả lương cho người lao động một khoản tiền bằng mức đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc, bảo hiểm y tế thuộc trách nhiệm của người sử dụng lao động theo quy định của pháp luật về bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế để người lao động chủ động tham gia bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế.

HĐLĐ bằng văn bản đối với người giúp việc gia đình

Căn cứ theo quy định tại Điều 162 Bộ luật lao động năm 2019 như sau:

Hợp đồng lao động đối với lao động là người giúp việc gia đình cụ thể:

- Người sử dụng lao động phải giao kết hợp đồng lao động bằng văn bản với lao động là người giúp việc gia đình.

- Thời hạn của hợp đồng lao động đối với lao động là người giúp việc gia đình do hai bên thỏa thuận. Một bên có quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động bất kỳ khi nào nhưng phải báo trước ít nhất 15 ngày.

- Hai bên thỏa thuận trong hợp đồng lao động về hình thức trả lương, kỳ hạn trả lương, thời giờ làm việc hằng ngày, chỗ ở.

Như vậy, theo quy định trên thì NLĐ giúp việc nhà sẽ được ký hợp đồng lao động bằng văn bản khi làm giúp việc gia đình.

Xử phạt khi không ký kết HĐLĐ bằng văn bản đối với người giúp việc gia đình

Căn cứ theo quy định tại Khoản 1 Điều 30 Nghị định 12/2022/NĐ-CP như sau:

Phạt cảnh cáo đối với người sử dụng lao động có một trong các hành vi sau đây:

- Không giao kết hợp đồng lao động bằng văn bản với lao động là người giúp việc gia đình;

- Không trả tiền tàu xe đi đường khi lao động là người giúp việc gia đình thôi việc về nơi cư trú, trừ trường hợp lao động là người giúp việc gia đình chấm dứt hợp đồng lao động trước thời hạn.

Theo đó, trường hợp chủ nhà không ký kết hợp đồng lao động bằng văn bản với NLĐ giúp việc nhà thì chủ nhà sẽ bị phạt cảnh cáo theo quy định hiện hành.

  •  209
  •  Cảm ơn
  •  Phản hồi

Chủ đề đang được đánh giá

1 Lượt cảm ơn
câu phản hồi
Click vào bảng để xem hiển thị đầy đủ thông tin

Bạn vui lòng đăng nhập hoặc Đăng ký tại đây để tham gia thảo luận

Loading…