DanLuat
Chào mừng bạn đến với Dân Luật . Để viết bài Tư vấn, Hỏi Luật Sư, kết nối với Luật sư và chuyên gia, … Bạn vui lòng ĐĂNG KÝ TÀI KHOẢN.
×

Thêm câu phản hồi

Người làm việc online tại nhà có thuộc đối tượng tham gia bảo hiểm bắt buộc

Người lao động làm việc online tại nhà thì có thuộc đối tượng tham gia BHXH bắt buộc không? Nếu doanh nghiệp chậm đóng thì bị xử lý như thế nào? Bài viết sẽ cung cấp một số thông tin cần thiết về vấn đề này.

Người làm việc online có thuộc đối tượng tham gia bảo hiểm bắt buộc?

Theo những phân tích trên và căn cứ Theo quy định tại Khoản 1 Điều 2, Khoản 1 Điều 19, Điều 17, Khoản 2 Điều 21, Khoản 3 Điều 122 Luật Bảo hiểm xã hội 2014; Khoản 1 Điều 12, Điều 49 văn bản hợp nhất Luật Bảo hiểm y tế 01/VBHN-VPQH ngày 10/7/2014; Khoản 1, Điều 43 Luật Việc làm; Khoản 2, Điều 17 Nghị định 115/2015/NĐ-CP của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật Bảo hiểm xã hội về bảo hiểm xã hội bắt buộc; Khoản 1, Điều 39 Nghị định 12/2022/NĐ-CP của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực lao động, bảo hiểm xã hội, người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng thì:

Người làm việc tại nhà (online) có ký hợp đồng lao động không xác định thời hạn, hợp đồng lao động có thời hạn từ đủ 1 tháng trở lên thì đều thuộc đối tượng tham gia đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc; người làm việc theo hợp đồng lao động không xác định thời hạn, hợp đồng lao động có thời hạn từ đủ 3 tháng trở lên thuộc đối tượng tham gia bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp.

Theo đó, người lao động có hành vi thỏa thuận với người sử dụng lao động không tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp là hành vi vi phạm pháp luật và bị nghiêm cấm; 

Người sử dụng lao động và người lao động có hành vi trốn đóng, chậm đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế từ 30 ngày trở lên thì ngoài việc phải đóng đủ số tiền chưa đóng, chậm đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế và bị xử lý theo quy định của pháp luật, còn phải nộp số tiền lãi bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế tính trên số tiền và thời gian chậm đóng.

Do đó, trường hợp người lao động giao kết hợp đồng lao động với đơn vị theo quy định tại Khoản 1, Điều 2 Luật Bảo hiểm xã hội nêu trên, làm việc online và có hưởng lương thì thuộc đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế bắt buộc theo quy định của pháp luật.

Tham khảo: 

Mức phạt hành chính hành vi chậm đóng BHXH

Cụ thể, tại khoản 2 Điều 17 Luật Bảo hiểm xã hội 2014 quy định hành vi chậm đóng tiền BHXH, bảo hiểm thất nghiệp là hành vi bị cấm. Theo đó, nếu doanh nghiệp là tổ chức có hành vi chậm đóng tiền bảo hiểm cho NLĐ thì được xem là vi phạm luật bảo hiểm.

Qua đó, NSDLĐ có hành vi chậm đóng bảo hiểm xã hội cho NLĐ sẽ bị phạt hành chính được quy định tại khoản 5 Điều 39 Nghị định 12/2022/NĐ-CP có thể bị phạt tiền từ 12% đến 15% tổng số tiền phải đóng BHXH bắt buộc, bảo hiểm thất nghiệp tại thời điểm lập biên bản vi phạm hành chính nhưng tối đa không quá 75 triệu đồng đối với NSDLĐ có một trong các hành vi sau đây: 

- Chậm đóng BHXH bắt buộc, bảo hiểm thất nghiệp. 

- Đóng BHXH, bảo hiểm thất nghiệp không đúng mức quy định mà không phải là trốn đóng. 

- Đóng BHXH, bảo hiểm thất nghiệp không đủ số người thuộc diện tham gia BHXH bắt buộc, bảo hiểm thất nghiệp mà không phải là trốn đóng. 

- Chiếm dụng tiền đóng BHXH, bảo hiểm thất nghiệp của người lao động. 

Bên cạnh đó, còn buộc NSDLĐ đóng đủ số tiền BHXH bắt buộc, bảo hiểm thất nghiệp phải đóng cho cơ quan BHXH đối với hành vi vi phạm.

  •  507
  •  Cảm ơn
  •  Phản hồi

Chủ đề đang được đánh giá

1 Lượt cảm ơn
câu phản hồi
Click vào bảng để xem hiển thị đầy đủ thông tin

Bạn vui lòng đăng nhập hoặc Đăng ký tại đây để tham gia thảo luận

Loading…