DanLuat
Chào mừng bạn đến với Dân Luật . Để viết bài Tư vấn, Hỏi Luật Sư, kết nối với Luật sư và chuyên gia, … Bạn vui lòng ĐĂNG KÝ TÀI KHOẢN.
×

Thêm câu phản hồi

NGƯỜI ĐỒNG TÍNH, NGƯỜI CHUYỂN GIỚI CŨNG PHẢI ĐI NGHĨA VỤ QUÂN SỰ

Vừa qua ở Thái Lan, những người đã trải qua phẫu thuật chuyển giới vẫn phải đến trình diện trong ngày tuyển quân vì chưa hợp thức hóa giấy tờ pháp lý.

 

 

Thoạt nghe điều trên, bạn sẽ cảm thấy rất buồn cười. Nhưng thực tế, người chuyển giới, người đồng tính ở Việt Nam cũng không thuộc trường hợp được miễn nghĩa vụ quân sự theo Luật Nghĩa vụ quân sự sửa đổi 2005. Có nghĩa, những người thuộc hai trường hợp này cũng có nghĩa vụ đi quân sự.

 

 

Người đồng tính: Chỉ những người có sự hấp dẫn tình yêu, tình dục với những người cùng giới tính với mình một cách lâu dài và cố định. 

Người chuyển giới: Là những người có bản dạng giới (nhận định, cảm nhận giới tính) khác với biểu hiện giới tính của người đó lúc sinh ra,

(theo wikipedia)

Tuy nhiên, đối với người chuyển giới đã qua phẫu thuật chuyển giới hoàn toàn, không còn một bộ phận sinh dục nam thì theo quy định của Thông tư 36/2011/TTLT-BYT-BQP, tại số 144, phần “Các bệnh lý ngoại khoa”, Phụ lục 1 và Điểm e Khoản 4 Điều 9, có thể hiểu rằng tngười chuyển giới này sẽ được miễn nghĩa vụ quân sự.

 

Vậy còn trường hợp người đồng tính và những người chuyển giới chưa qua phẫu thuật?

 

 

Như đã phân tích ở trên, những người này không có căn cứ để được miễn nghĩa vụ quân sự.Những người đồng tính nam vẫn là nam, vẫn có quyền bình đẳng và nghĩa vụ như nam giới bình thường. Việc họ tham gia nghĩa vụ không ảnh hưởng đến chất lượng quân đội. Nhưng với trường hợp người chuyển giới, nên có những quy định đặc biệt cho họ. Vì xét cho cùng, tâm sinh lý của họ cũng như nữ, việc đưa họ vào một môi trường toàn nam sẽ gây ra nhiều khó khăn.

 

 

1. Những công dân sau đây được tạm hoãn gọi nhập ngũ trong thời bình:

a) Chưa đủ sức khoẻ phục vụ tại ngũ theo kết luận của Hội đồng khám sức khoẻ;

b) Là lao động duy nhất phải trực tiếp nuôi người khác trong gia đình không còn sức lao động hoặc chưa đến tuổi lao động;

c) Có anh, chị hoặc em ruột là hạ sĩ quan, binh sĩ đang phục vụ tại ngũ;

d) Giáo viên, nhân viên y tế, thanh niên xung phong đang làm việc ở vùng sâu, vùng xa, biên giới, hải đảo, vùng đặc biệt khó khăn; cán bộ, công chức, viên chức được điều động đến làm việc ở những vùng này;

đ) Đang nghiên cứu công trình khoa học cấp Nhà nước được Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ hoặc người có chức vụ tương đương chứng nhận;

e) Đang học ở các trường phổ thông, trường dạy nghề, trường trung cấp chuyên nghiệp, trường cao đẳng, trường đại học do Chính phủ quy định;

g) Đi xây dựng vùng kinh tế mới trong ba năm đầu.

Hằng năm, những công dân thuộc diện tạm hoãn gọi nhập ngũ quy định tại khoản này phải được kiểm tra, nếu không còn lý do tạm hoãn thì được gọi nhập ngũ.

 

2. Những công dân sau đây được miễn gọi nhập ngũ trong thời bình:

a) Con của liệt sĩ, con của thương binh hạng một, con của bệnh binh hạng một;

b) Một người anh hoặc em trai của liệt sĩ;

c) Một con trai của thương binh hạng hai;

d) Thanh niên xung phong, cán bộ, công chức, viên chức quy định tại điểm d khoản 1 Điều này đã phục vụ từ hai mươi bốn tháng trở lên.

 

  •  6426
  •  Cảm ơn
  •  Phản hồi

Chủ đề đang được đánh giá

0 Lượt cảm ơn
câu phản hồi
Click vào bảng để xem hiển thị đầy đủ thông tin

Bạn vui lòng đăng nhập hoặc Đăng ký tại đây để tham gia thảo luận

Loading…