DanLuat
Chào mừng bạn đến với Dân Luật . Để viết bài Tư vấn, Hỏi Luật Sư, kết nối với Luật sư và chuyên gia, … Bạn vui lòng ĐĂNG KÝ TÀI KHOẢN.
×

Thêm câu phản hồi

Người đi bộ uống rượu, bia gây tai nạn giao thông bị xử lý như thế nào?

 

Chỉ còn ít thời gian nữa thôi, Luật phòng chống tác hại của rượu, bia 2019 có hiệu lực, cũng từ 1/1/2020 cấm điều khiển phương tiện giao thông mà trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn.

Theo tinh thần của luật này thì không cấm người tham gia giao thông là người đi bộ trên đường bộ có nồng độ cồn. Tuy nhiên, rủi ro là không ai có thể lường trước, trường hợp mà người đi bộ gây tai nạn thì phải chịu trách nhiệm như thế nào?

Khoản 22 điều 3 Luật giao thông đường bộ 2008 quy định: Người tham gia giao thông gồm người điều khiển, người sử dụng phương tiện tham gia giao thông đường bộ; người điều khiển, dẫn dắt súc vật; người đi bộ trên đường bộ.

Trường hợp có rủi ro là tai nạn xảy ra, thì người đi bộ nếu là nguyên nhân trực tiếp thì có thể chịu trách nhiệm như sau:

Trách nhiệm dân sự:

Căn cứ phát sinh trách nhiệm bồi thường thiệt hại: Người nào có hành vi xâm phạm tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm, uy tín, tài sản, quyền, lợi ích hợp pháp khác của người khác mà gây thiệt hại thì phải bồi thường, trừ trường hợp Bộ luật dân sự, luật khác có liên quan quy định khác.

Theo đó, Thiệt hại do tính mạng bị xâm phạm tại điều 591 BLDS 2015 như sau:

1. Thiệt hại do tính mạng bị xâm phạm bao gồm:

a) Thiệt hại do sức khỏe bị xâm phạm theo quy định tại Điều 590 của Bộ luật này;

b) Chi phí hợp lý cho việc mai táng;

c) Tiền cấp dưỡng cho những người mà người bị thiệt hại có nghĩa vụ cấp dưỡng;

d) Thiệt hại khác do luật quy định.

...

Trách nhiệm hình sự:

Người tham gia giao thông mà vi phạm quy định về an toàn giao thông đường bộ và trong trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn vượt quá mức quy định thì bị phạt tù từ 03 năm đến 10 năm.

Nếu gây tai nạn dẫn đến chết người thì tùy từng mức độ, tính chất của hành vi phạm tội mà khung hình phạt cao nhất đối với tội Vi phạm quy định về tham gia giao thông đường bộ được quy định tại Điều 260 Bộ luật Hình sự 2015 là 15 năm tù.

Như vậy, trách nhiệm của người đi bộ không chỉ đảm bảo an toàn cho chính bản thân mà còn cho người khác trường hợp lỗi do phía người đi bộ cũng phải chịu trách nhiệm như trên.

  •  5113
  •  Cảm ơn
  •  Phản hồi

Chủ đề đang được đánh giá

0 Lượt cảm ơn
câu phản hồi
Click vào bảng để xem hiển thị đầy đủ thông tin

Bạn vui lòng đăng nhập hoặc Đăng ký tại đây để tham gia thảo luận

Loading…