DanLuat
Chào mừng bạn đến với Dân Luật . Để viết bài Tư vấn, Hỏi Luật Sư, kết nối với Luật sư và chuyên gia, … Bạn vui lòng ĐĂNG KÝ TÀI KHOẢN.
×

Thêm câu phản hồi

Người dân “hiến đất” thông qua hình thức giao dịch nào?

"Hiến đất” một cụm từ rất quen thuộc đối với các hộ gia đình có đất nằm trong khu vực đang cần thực hiện dự án của cộng đồng dân cư hoặc Nhà nước làm đường cần sự tự nguyện của người dân để nhanh chóng xây dựng. Vậy người dân có thể “hiến đất” thông qua hình thức giao dịch nào?
 
nguoi-dan-hien-dat-thong-qua-hinh-thuc-giao-dich-nao?
 
1. Hiến đất là gì?
 
Hiện nay, trong các quy định pháp luật đất đai và dân sự, không có văn bản nào đề cập đến thuật ngữ “hiến đất” và cũng chưa được pháp luật giải thích cụ thể khái niệm của “hiến đất” là gì.
 
Dù vậy nếu xét về bản chất, “hiến đất” chính là tặng cho quyền sử dụng đất của người sử dụng đất nhưng đối tượng nhận đất hiến thông thường là Nhà nước, tổ chức tín ngưỡng, cộng đồng.
 
2. Quyền “hiến đất” của cá nhân, hộ gia đình
 
Căn cứ điểm e khoản 1 Điều 179 Luật Đất đai 2013 quy định hộ gia đình, cá nhân sử dụng đất nông nghiệp được Nhà nước giao trong hạn mức; đất được Nhà nước giao có thu tiền sử dụng đất, cho thuê đất trả tiền thuê đất một lần cho cả thời gian thuê, được Nhà nước công nhận quyền sử dụng đất; đất nhận chuyển đổi, nhận chuyển nhượng, nhận tặng cho, nhận thừa kế thì có các quyền và nghĩa vụ sau đây:
 
Có quyền tặng cho quyền sử dụng đất cho Nhà nước; tặng cho quyền sử dụng đất cho cộng đồng dân cư để xây dựng các công trình phục vụ lợi ích chung của cộng đồng; tặng cho nhà tình nghĩa gắn liền với đất theo quy định của pháp luật.
 
Ngoài ra, đất sử dụng để xây các công trình phục vụ lợi ích chung của cộng đồng có thể hiểu là đất được sử dụng vào mục đích công cộng. Theo quy định tại điểm e khoản 2 Điều 10 Luật Đất đai 2013 về phân loại đất thì đất sử dụng vào mục đích công cộng gồm:
 
- Đất giao thông (gồm cảng hàng không, sân bay, cảng đường thủy nội địa, cảng hàng hải, hệ thống đường sắt, hệ thống đường bộ và công trình giao thông khác).
 
- Đất dùng cho thủy lợi.
 
- Đất có di tích lịch sử - văn hóa, danh lam thắng cảnh.
 
- Đất sinh hoạt cộng đồng, khu vui chơi, giải trí công cộng.
 
- Đất công trình năng lượng; đất công trình bưu chính, viễn thông.
 
- Đất xây dựng chợ.
 
- Đất bãi thải, xử lý chất thải và đất công trình công cộng khác.
 
3. “Hiến đất” có phải là hành vi pháp lý đơn phương?
 
Trường hợp “hiến đất” là hành vi pháp lý đơn phương của bên hiến khi lập di chúc thì căn cứ Điều 116 Bộ luật Dân sự 2015 về giao dịch dân sự thì Giao dịch dân sự là hợp đồng hoặc hành vi pháp lý đơn phương làm phát sinh, thay đổi hoặc chấm dứt quyền, nghĩa vụ dân sự.
 
Bên cạnh đó, điểm đ khoản 1 Điều 179 Luật Đất đai 2013 quy định về quyền và nghĩa vụ của hộ gia đình, cá nhân sử dụng đất thì:
 
- Cá nhân sử dụng đất nông nghiệp được Nhà nước giao trong hạn mức.
 
- Đất được Nhà nước giao có thu tiền sử dụng đất, cho thuê đất trả tiền thuê đất một lần cho cả thời gian thuê, được Nhà nước công nhận quyền sử dụng đất.
 
- Đất nhận chuyển đổi, nhận chuyển nhượng, nhận tặng cho, nhận thừa kế thì có quyền để thừa kế quyền sử dụng đất của mình theo di chúc hoặc theo pháp luật.
 
Điểm d khoản 1 Điều 169 Luật Đất đai 2013 về nhận quyền sử dụng đất thì tổ chức, hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư được nhận chuyển quyền sử dụng đất thông qua nhận thừa kế quyền sử dụng đất;
 
Như vậy, việc “hiến đất” là thể hiện quyền định đoạt của người có quyền sử dụng đất theo quy định của pháp luật và “hiến đất” có thể thực hiện qua hình thức tặng cho quyền sử dụng đất đối với cộng đồng dân cư, cơ sở tôn giáo, Nhà nước đang thực hiện dự án.
  •  393
  •  Cảm ơn
  •  Phản hồi

Chủ đề đang được đánh giá

1 Lượt cảm ơn
câu phản hồi
Click vào bảng để xem hiển thị đầy đủ thông tin

Bạn vui lòng đăng nhập hoặc Đăng ký tại đây để tham gia thảo luận

Loading…