DanLuat
Chào mừng bạn đến với Dân Luật . Để viết bài Tư vấn, Hỏi Luật Sư, kết nối với Luật sư và chuyên gia, … Bạn vui lòng ĐĂNG KÝ TÀI KHOẢN.
×

Thêm câu phản hồi

Người bị kết án hình sự: Mất và không mất những quyền gì?

Bị kết án Hình sự mất những quyền công dân gì

Những quyền lợi bị hạn chế của người bị kết án - Ảnh minh họa

Một người bị Tòa tuyên án phải chịu trách nhiệm hình sự sẽ bị mất những quyền gì và còn những quyền gì của một công dân bình thường. Dựa trên quy định của Bộ luật Hình sự 2015 (sửa đổi, bồ sung 2017)Luật thi hành án hình sự 2019 và một số quy phạm pháp luật khác, sau đây là những quyền bị hạn chế và không bị hạn chế của người bị kết án hình sự.

Những quyền lợi bị hạn chế

Pháp luật dân sự:

Đối với pháp luật dân sự, tại Điều 621 Bộ luật dân sự 2015 quy định:

“Điều 621. Người không được quyền hưởng di sản

1. Những người sau đây không được quyền hưởng di sản:

a) Người bị kết án về hành vi cố ý xâm phạm tính mạng, sức khỏe hoặc về hành vi ngược đãi nghiêm trọng, hành hạ người để lại di sản, xâm phạm nghiêm trọng danh dự, nhân phẩm của người đó;

…”

Quy định trên cho thấy nếu bị kết án về hành vi xâm phạm tính mạng, sức khỏe hoặc danh dự, nhân phẩm của người để lại di sản thì quyền hưởng thừa kế sẽ bị mất.

Bên cạnh đó, có một số thủ tục dân sự mà đương sự không được phép uỷ quyền tham gia như: hôn nhân, lập di chúc, nhận cha, mẹ, con... lúc này người đang chấp hành án tù sẽ không thể thực hiện.

Xem những trường hợp một người không được phép ủy quyền thực hiện công việc TẠI ĐÂY

Pháp luật doanh nghiệp:

Tại Khoản 5, Khoản 6 Điều 13 Luật doanh nghiệp 2014 về Người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp có quy định:

- Trường hợp doanh nghiệp chỉ có một người đại diện theo pháp luật và người này bị kết án tù thì chủ sở hữu công ty, Hội đồng thành viên, Hội đồng quản trị cử người khác làm người đại diện theo pháp luật của công ty.

- Đối với công ty trách nhiệm hữu hạn có hai thành viên, nếu có thành viên là cá nhân làm người đại diện theo pháp luật của công ty bị kết án tù hoặc Tòa án tước quyền hành nghề vì phạm tội buôn lậu, làm hàng giả, kinh doanh trái phép, trốn thuế, lừa dối khách hàng và tội khác theo quy định của Bộ luật hình sự thì thành viên còn lại đương nhiên làm người đại diện theo pháp luật của công ty.

Bên cạnh đó Điều 18 Luật Doanh nghiệp 2014 còn quy định:

“2. Tổ chức, cá nhân sau đây không có quyền thành lập và quản lý doanh nghiệp tại Việt Nam:

e) Người đang bị truy cứu trách nhiệm hình sự, chấp hành hình phạt tù…"

Do đó người bị kết án phạt tù cũng không được thành lập doanh nghiệp.

Pháp luật lao động:

Điều 36 Bộ luật lao động 2012 quy định về các trường hợp chấm dứt Hợp đồng lao động, trong đó có trường hợp: “Người lao động bị kết án tù giam, tử hình hoặc bị cấm làm công việc ghi trong hợp đồng lao động theo bản án, quyết định có hiệu lực pháp luật của Toà án.”

Như vậy người bị kế án tù giam sẽ mất quyền thực hiện hợp đồng lao động mà họ đang tham gia.

Ngoài ra đối với một số cơ sở lao động, nội quy lao động có thể sẽ không tiếp nhận những người đã từng có tiền án, tiền sự, đây cũng là một kiểu mất quyền công dân của người bị kết án hình sự.

Pháp luật hành chính:

1. Theo quy định tại Điều 37 Luật bầu cử đại biểu Quốc hội, đại biểu Hội đồng nhân dân 2015, những người sau đây không được quyền ứng cử đại biểu Quốc hội, đại biểu Hội đồng nhân dân:

- Người đang bị tước quyền ứng cử theo bản án, quyết định của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật, người đang chấp hành hình phạt tù, người bị hạn chế hoặc mất năng lực hành vi dân sự.

- Người đang chấp hành bản án, quyết định hình sự của Tòa án.

- Người đã chấp hành xong bản án, quyết định hình sự của Tòa án nhưng chưa được xóa án tích.

2. Luật Bầu cử đại biểu Quốc hội và đại biểu Hội đồng nhân dân 2015 quy định:

“Điều 30. Những trường hợp không được ghi tên, xóa tên hoặc bổ sung tên vào danh sách cử tri:

1. Người đang bị tước quyền bầu cử theo bản án, quyết định của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật, người bị kết án tử hình đang trong thời gian chờ thi hành án, người đang chấp hành hình phạt tù mà không được hưởng án treo, người mất năng lực hành vi dân sự thì không được ghi tên vào danh sách cử tri.

…”

3. Khoản 2 Điều 36 Luật cán bộ, công chức 2008 quy định:

“2. Những người sau đây không được đăng ký dự tuyển công chức:

c) Đang bị truy cứu trách nhiệm hình sự; đang chấp hành hoặc đã chấp hành xong bản án, quyết định về hình sự của Tòa án mà chưa được xóa án tích…”

Như vậy người bị kết án mà chưa hết thời gian được xóa án tích thì không được thi tuyển công chức.

Đồng thời ở các điều 78, 79, 81, 82 của Luật này (được sửa đổi bởi Luật cán bộ, công chức và viên chức sửa đổi 2019) thì tùy theo hành vi mà người bị kết án tù còn có thể bị xử lý kỷ luật theo những hình thức khác như thôi việc, thôi giữ chức vụ, đình chỉ công tác, …

Những quyền lợi không bị hạn chế

Ngoài những quyền công dân không bị mất, một số quyền đáng chú ý của người bị kết án được quy định như sau:

1. Quyền của phạm nhân tại Điều 27 Luật thi hành án hình sự 2019:

- Được tự mình hoặc thông qua người đại diện để thực hiện giao dịch dân sự theo quy định của pháp luật

- Được bảo đảm quyền khiếu nại, tố cáo; được đề nghị xét đặc xá, bồi thường thiệt hại theo quy định của pháp luật

- Được tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện, hưởng chế độ, chính sách về bảo hiểm xã hội theo quy định của pháp luật

2. Người hưởng án treo vẫn được bầu cử (Khoản 1 Điều 30 Luật bầu cử đại biêu Quốc hội và Đại biểu hội đồng nhân dân 2015)

Bài viết chỉ ra một số quyền bị hạn chế và không bị hạn chế của công dân bị kết án Hình sự, mong bạn đọc bổ sung giúp!

  •  4185
  •  Cảm ơn
  •  Phản hồi

Chủ đề đang được đánh giá

0 Lượt cảm ơn
câu phản hồi
Click vào bảng để xem hiển thị đầy đủ thông tin

Bạn vui lòng đăng nhập hoặc Đăng ký tại đây để tham gia thảo luận

Loading…