DanLuat
Chào mừng bạn đến với Dân Luật . Để viết bài Tư vấn, Hỏi Luật Sư, kết nối với Luật sư và chuyên gia, … Bạn vui lòng ĐĂNG KÝ TÀI KHOẢN.
×

Thêm câu phản hồi

Nghĩa vụ chứng minh của người làm chứng

Chào mọi người, hiện mình và người bạn đang có tranh luận với nhau về vấn đề sau: Hoat động chứng minh của người làm chứng trong tố tụng dân sự là như thế nào?
 
Quan điểm của mình về vấn đề này thì theo Bộ Luật tố tụng dân sự 2015, hiện không có quy định về vấn đề chứng minh của người làm chứng mà chỉ quy định nghĩa vụ chứng minh của đương sự (không bao gồm người làm chứng). Cụ thể nghĩa vụ chứng minh thuộc về đương sự. Còn lời khai của người làm chứng chỉ là nguồn của chứng cứ. Căn cứ vào chứng cứ này, đương sự sẽ tiến hành chứng minh.
 
"Điều 68. Đương sự trong vụ việc dân sự
1. Đương sự trong vụ án dân sự là cơ quan, tổ chức, cá nhân bao gồm nguyên đơn, bị đơn, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan.
Đương sự trong việc dân sự là cơ quan, tổ chức, cá nhân bao gồm người yêu cầu giải quyết việc dân sự và người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan.
...
Điều 91. Nghĩa vụ chứng minh
1. Đương sự có yêu cầu Tòa án bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình phải thu thập, cung cấp, giao nộp cho Tòa án tài liệu, chứng cứ để chứng minh cho yêu cầu đó là có căn cứ và hợp pháp, trừ các trường hợp sau đây:
a) Người tiêu dùng khởi kiện không có nghĩa vụ chứng minh lỗi của tổ chức, cá nhân kinh doanh hàng hóa, dịch vụ. Tổ chức, cá nhân kinh doanh hàng hóa, dịch vụ bị kiện có nghĩa vụ chứng minh mình không có lỗi gây ra thiệt hại theo quy định của Luật bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng;
b) Đương sự là người lao động trong vụ án lao động mà không cung cấp, giao nộp được cho Tòa án tài liệu, chứng cứ vì lý do tài liệu, chứng cứ đó đang do người sử dụng lao động quản lý, lưu giữ thì người sử dụng lao động có trách nhiệm cung cấp, giao nộp tài liệu, chứng cứ đó cho Tòa án.
Người lao động khởi kiện vụ án đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động thuộc trường hợp người sử dụng lao động không được thực hiện quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động hoặc trường hợp không được xử lý kỷ luật lao động đối với người lao động theo quy định của pháp luật về lao động thì nghĩa vụ chứng minh thuộc về người sử dụng lao động;
c) Các trường hợp pháp luật có quy định khác về nghĩa vụ chứng minh.
...
4. Đương sự có nghĩa vụ đưa ra chứng cứ để chứng minh mà không đưa ra được chứng cứ hoặc không đưa ra đủ chứng cứ thì Tòa án giải quyết vụ việc dân sự theo những chứng cứ đã thu thập được có trong hồ sơ vụ việc.
...
Điều 94. Nguồn chứng cứ
Chứng cứ được thu thập từ các nguồn sau đây:
...
4. Lời khai của người làm chứng."
 
Theo đó, người làm chứng sẽ không phải chứng minh. Mình có lập luận từ các căn cứ pháp lý như vậy nhưng bạn mình có vẻ không tin. Mọi người có thể chia sẻ thêm về vấn đề này hay không? Thời gian tới mình và bạn sẽ tranh luận vấn đề này tại lớp nên cần vững chắc các luận cứ đang có. Cảm ơn mọi người.
 
  •  1550
  •  Cảm ơn
  •  Phản hồi

Chủ đề đang được đánh giá

0 Lượt cảm ơn
câu phản hồi
Click vào bảng để xem hiển thị đầy đủ thông tin

Bạn vui lòng đăng nhập hoặc Đăng ký tại đây để tham gia thảo luận

Loading…