DanLuat
Chào mừng bạn đến với Dân Luật . Để viết bài Tư vấn, Hỏi Luật Sư, kết nối với Luật sư và chuyên gia, … Bạn vui lòng ĐĂNG KÝ TÀI KHOẢN.
×

Thêm câu phản hồi

Nghị quyết 71/2022/QH15: Công dân có thể dự thính phiên họp công khai của Quốc hội

Ngày 15/11/2022, Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam khóa XV ban hành Nghị quyết 71/2022/QH15 ban hành Nội quy kỳ họp Quốc hội.
 
Theo đó, nội dung nổi bật được quy định tại Nghị quyết là việc công dân có thể có thể được dự thính các phiên họp công khai của Quốc hội theo quy định sau:
 
nghi-quyet-712022qh15-cong-dan-co-the-du-thinh-phien-hop-cong-kai-cua-quoc-hoi
 
(1) Người được mời tham dự, dự thính tại phiên họp Quốc hội
 
Bên cạnh các thành phần tham dự thuộc thành viên của Quốc hội, Chính phủ và phía cơ quan tư pháp thì các khách mời sau đây sẽ được mời tham dự kỳ họp hoặc dự thính phiên họp.
 
Tổng Thư ký Quốc hội trao đổi, thống nhất với Chủ nhiệm Ủy ban Đối ngoại của Quốc hội về khách mời danh dự quốc tế trước khi báo cáo Chủ tịch Quốc hội.
 
UBTVQH xem xét việc khách mời danh dự trong nước phát biểu tại phiên họp toàn thể của Quốc hội theo đề nghị của Tổng Thư ký Quốc hội. xem xét việc khách mời danh dự quốc tế phát biểu tại phiên họp toàn thể của Quốc hội theo đề nghị của Thường trực Ủy ban Đối ngoại của Quốc hội để trình Quốc hội xem xét, quyết định đưa vào chương trình kỳ họp Quốc hội.
 
Đại diện cơ quan nhà nước, cơ quan trung ương của tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức xã hội, tổ chức kinh tế, đơn vị vũ trang nhân dân, cơ quan báo chí có thể được mời dự các phiên họp công khai của Quốc hội.
 
Đặc biệt, từ khi Nghị Quyết có hiệu lực công dân có thể được dự thính các phiên họp công khai của Quốc hội. Tổng Thư ký Quốc hội tổ chức việc công dân dự thính các phiên họp công khai của Quốc hội.
 
Chế độ sử dụng tài liệu và vị trí chỗ ngồi của người được mời tham dự kỳ họp Quốc hội do Tổng Thư ký Quốc hội quyết định.
 
(2) Kỳ họp Quốc hội được chia thành 05 phiên
 
Căn cứ Điều 13 Nội quy ban hành kèm theo Nghị quyết 71/2022/QH15 quy định hình thức kỳ họp Quốc hội sẽ được chia thành 05 phiên bao gồm:
 
- Phiên họp toàn thể của Quốc hội.
 
- Phiên họp do UBTVQH tổ chức để thảo luận, xem xét về nội dung thuộc chương trình kỳ họp Quốc hội.
 
- Phiên họp do Hội đồng Dân tộc, Ủy ban của Quốc hội tổ chức để thảo luận, xem xét về nội dung trong chương trình kỳ họp Quốc hội thuộc lĩnh vực phụ trách.
 
- Phiên họp Đoàn đại biểu Quốc hội thảo luận về nội dung trong chương trình kỳ họp Quốc hội.
 
- Phiên họp Tổ đại biểu Quốc hội thảo luận về nội dung trong chương trình kỳ họp Quốc hội.
 
Lưu ý: Các phiên họp tại kỳ họp Quốc hội được tiến hành công khai, trừ trường hợp được quyết định họp kín.
 
(3) Quy định về phiên họp kín của Quốc hội
 
Trường hợp cần thiết,theo đề nghị của Chủ tịch nước, UBTVQH, Thủ tướng Chính phủ hoặc của ít nhất một phần ba tổng số đại biểu Quốc hội, Quốc hội quyết định họp kín và ghi trong chương trình kỳ họp Quốc hội. UBTVQH đề nghị Quốc hội xem xét, quyết định họp kín theo trình tự sau đây:
 
- UBTVQH báo cáo về đề nghị Quốc hội họp kín.
 
- Quốc hội thảo luận, biểu quyết về việc họp kín.
 
Thành phần được mời dự; việc ghi âm, ghi biên bản phiên họp kín của Quốc hội do Chủ tịch Quốc hội quyết định theo đề nghị của Tổng Thư ký Quốc hội. 
 
Trình tự, thủ tục xem xét, quyết định nội dung tại phiên họp kín được thực hiện theo quy định về các phiên họp tại kỳ họp Quốc hội.
 
Xem thêm  Nghị quyết 71/2022/QH15 có hiệu lực ngày 15/03/2023.
  •  336
  •  Cảm ơn
  •  Phản hồi

Chủ đề đang được đánh giá

1 Lượt cảm ơn
câu phản hồi
Click vào bảng để xem hiển thị đầy đủ thông tin

Bạn vui lòng đăng nhập hoặc Đăng ký tại đây để tham gia thảo luận

Loading…