DanLuat
Chào mừng bạn đến với Dân Luật . Để viết bài Tư vấn, Hỏi Luật Sư, kết nối với Luật sư và chuyên gia, … Bạn vui lòng ĐĂNG KÝ TÀI KHOẢN.
×

Thêm câu phản hồi

Nghị định về quản lý thu nợ BHXH, BHYT, BHTN và bảo đảm quyền lợi NLĐ

Hôm qua tại Hà Nội, Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam đã tổ chức hội thảo góp ý dự thảo Nghị định về quản lý thu nợ BHXH, BHYT, BHTN và bảo đảm quyền lợi NLĐ

Cụ thể, Nghị định này gồm 4 Chương và 16 Điều do Bộ Lao động Thương binh Xã hội có trách nhiệm soạn thảo nội dung căn cứ theo Khoản 7 Điều 10 Luật bảo hiểm xã hội 2014 với quy định nổi bật sau:

- Ghi nhận thời gian người NLĐ làm việc tại các DN giải thể, phá sản mà DN nợ tiền đóng BHXH là thời gian đóng BHXH để làm cơ sở giải quyết các chế độ BHXH hoặc chốt sổ BHXH để NLĐ chuyển đơn vị khác;

- Sau khi thanh lý tài sản được ưu tiên đóng BHXH, trong trường hợp không đủ, thì được đảm bảo bằng khoản tiền lãi mà người sử dụng lao động phải nộp khi nợ đóng BHXH theo quy định tại khoản 3 Điều 122 của Luật BHXH năm 2014.

Tuy nhiên, quy định này cũng nhận được nhiều ý kiến cho rằng:

- Nếu căn cứ theo quy định này thì cần phải sửa một số quy định pháp luật liên quan, nhất là Luật phá sản.

- Quy định nêu trên không đảm bảo nguyên tắc đóng hưởng theo Luật bảo hiểm xã hội và có thể tạo tiền lệ xấu để các DN cố tình chây ỳ, trốn đóng, nợ đóng BHXH.

- Cần phải xem xét tính bền vững của quy định nêu trên, bởi khi tình hình chấp hành pháp luật BHXH của người sử dụng lao động cải thiện hiệu quả, tiền lãi thu không đủ chi trả thì lấy gì để đảm bảo nguồn bù đắp này? – Trả lời vấn đề thắc mắc này, Phó Giám đốc BHXH Việt Nam Trần Đình Liệu cho biết “cần phải trích nguồn từ ngân sách địa phương để cùng chia sẻ trách nhiệm này, đảm bảo quyền lợi an sinh cho NLĐ. Bởi, địa phương phải có trách nhiệm khi không quản lý, giám sát tốt, dẫn tới tình trạng phá sản, giải thể, chủ bỏ trốn của các DN xảy ra mà không nắm bắt sớm để có biện pháp xử lý kịp thời, giảm thiểu tối đa hệ luỵ...”

Chi tiết nội dung Dự thảo Nghị định quy định về quản lý thu nợ BHXH, BHYT, BHTN và bảo đảm quyền lợi NLĐ đang được tiếp tục cập nhật…

  •  8319
  •  Cảm ơn
  •  Phản hồi

Chủ đề đang được đánh giá

0 Lượt cảm ơn
câu phản hồi
Click vào bảng để xem hiển thị đầy đủ thông tin

Bạn vui lòng đăng nhập hoặc Đăng ký tại đây để tham gia thảo luận

Loading…