DanLuat
Chào mừng bạn đến với Dân Luật . Để viết bài Tư vấn, Hỏi Luật Sư, kết nối với Luật sư và chuyên gia, … Bạn vui lòng ĐĂNG KÝ TÀI KHOẢN.
×

Thêm câu phản hồi

Nghề luật sư có dễ gặp nguy hiểm không?

Luật sư là một ngành nghề quan trọng đòi hỏi nhiều phẩm chất đạo đức cũng như phải am hiểu kiến thức chuyên môn cao. Luật sư là một nghề luật do Luật sư tiến hành nhằm cung cấp các dịch vụ pháp lý cho khách hàng để tìm kiếm lợi nhuận. Tuy nhiên, bên cạnh những điểm sáng của ngành nghề này thì nghề luật sư cũng tìm ẩn nhiều nguy hiểm.
 
nghe-luat-su-co-nguy-hiem-khong
 
Công việc của một luật sư bao gồm những gì?
 
Cụ thể, những công việc mà một luật sư  sẽ thực hiện trong quá trình hành luật của mình bao gồm các hoạt động như sau:
 
- Theo đó, luật sư có thể thực hiện tư vấn pháp luật bằng sự hiểu biết chuyên sâu về pháp lý cho người cần trợ giúp có thể qua thông qua trực tiếp hay gián tiếp tùy vào nhu cầu của khách hàng.
 
- Soạn thảo văn bản, trong đó có thể là soạn thảo các đơn kiện, đơn ly hôn, ủy quyền, chia tài sản, di chúc và những giấy tờ pháp lý có liên quan cần phải có kiến thức từ luật sư.
 
- Tổ chức đàm phán, thương lượng về các vấn đề pháp luật, có thể đứng ra tổ chức các buổi đàm phán đơn giản không quá phức tạp.
 
- Đặc biệt công việc chính của một luật sư luôn được biết đến là làm đại diện hoặc bào chữa, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho khách hàng theo những quy trình hay thủ tục do pháp luật quy định.  Đây là một công việc đặc thù và quan trọng vì giờ đây luật sư được xem như một cán cân công lý bên cạnh Kiểm sát viên.
 
Để hành nghề luật sư cần phải đáp ứng những gì?
 
1. Điều kiện để hành nghề luật sư
 
Theo quy định tại Điều 11 Luật Luật sư năm 2006 thì một người để có thể hành nghề luật sư thì phải đáp ứng tiêu tiêu để trở thành luật sư theo quy định pháp luật, có Chứng chỉ hành nghề luật sư và gia nhập một Đoàn luật sư cụ thể gồm các điều kiện sau:
 
- Công dân Việt Nam trung thành với Tổ quốc, tuân thủ Hiến pháp và pháp luật;
 
- Có phẩm chất đạo đức tốt;
 
- Có bằng cử nhân luật, đã được đào tạo nghề luật sư, đã qua thời gian tập sự hành nghề luật sư;
 
- Có sức khỏe bảo đảm hành nghề luật sư;
 
- Có Chứng chỉ hành nghề luật sư;
 
- Gia nhập một Đoàn luật sư.
 
Bên cạnh đó phải trải qua khóa đào tạo hành nghề luật sư
 
Theo quy định tại Luật luật sư 2006 (sửa đổi 2012) thì quá trình học luật sư cho đến khi được cấp Chứng chỉ hành nghề luật sư thì người học phải trải qua các giai đoạn như sau:
 
Đầu tiên là tham dự khóa đào tạo nghề luật sư tại học viện tư pháp. Hoàn thành chương trình đào tạo để được cấp Giấy chứng nhận tốt nghiệp đào tạo nghề luật sư. (trừ trường hợp được miễn đào tạo  nghề luật sư quy định tại Điều 13 Luật Luật sư 2006).
 
Thứ hai là giai đoạn tập sự hành nghề luật sư tại tổ chức hành nghề luật sư. (trừ trường hợp được miễn thời gian tập sự hành nghề luật sư quy định tại Điều 16 Luật Luật sư 2006 sửa đổi 2012).
 
Thứ ba là tham dự kiểm tra kết quả tập sự hành nghề luật sư (trừ người được miễn tập sự hành nghề luật sư). Đạt yêu cầu kiểm tra kết quả tập sự hành nghề luật sư được Hội đồng kiểm tra cấp Giấy chứng nhận kiểm tra kết quả tập sự hành nghề luật sư.
 
Người được cấp Giấy chứng nhận kiểm tra kết quả tập sự hành nghề luật sư làm hồ sơ đề nghị cấp Chứng chỉ hành nghề luật sư gửi Ban chủ nhiệm Đoàn luật sư.
 
Theo quy định tại Điều 12 Luật Luật sư 2006 (Luật luật sư sửa đổi năm 2012) thì thời gian đào tạo nghề luật sư là 12 tháng. Sau khi hoàn thành chương trình đào tạo nghề luật sư sẽ được cơ sở đào tạo nghề luật sư cấp Giấy chứng nhận tốt nghiệp đào tạo nghề luật sư.
 
Bên cạnh việc phải trải qua các khóa đào tạo hành nghề luật sư cũng như đáp ứng được điều kiện để trở thành luật sư thì sau khi hành nghề luật sư có thể chịu những tác động từ công việc mà luật sư nào cũng phải vượt qua vì đây là một phần của công việc.
 
2. Các phẩm chất đạo đức cần có của một luật sư
 
Đạo đức nghề nghiệp, luôn là tiêu chí được lên hàng đầu, phải thượng tôn pháp luật, hành nghề với một cái tâm trong sáng.
 
Tố chất đạo đức là một tiêu chí quan trọng để trở thành một luật sư hành nghề một cách công tâm luôn vì lợi ích chính đáng, đúng pháp luật. Bên cạnh những khó khăn của nghề luật sư nêu trên, người hành nghề luật sư cũng phải giữ vững được tư tưởng và lập trường để bảo vệ cái tốt, chống lại cái xấu vì nghề luật sư luôn tiềm ẩn những cám dỗ.
 
Đồng thời một luật sư cần phải có sự cần cù, tìm tòi học hỏi liên tục, theo thời gian, luật pháp sẽ có sự điều chỉnh và thay đổi cho phù hợp với thực tế nên Luật sư luôn luôn phải cập nhật kiến thức và kỹ năng mới để đáp ứng được yêu cầu ngành nghề.
 
Thứ nhất là những ngộ nhận, định kiến đối với nghề luật sư
 
Hiện nay, mặc dù nghề luật sư nhận được nhiều sự tôn trọng tuy nhiên đâu đó vẫn xuất hiện những định kiến về nghề luật sư. 
 
Điều này còn được thể hiện ra bằng rất nhiều khía cạnh từ thái độ, hành động, lời nói không đúng chuẩn mực dành cho công việc mà luật sư đang làm.
 
Điều này gây cản trở không ít cho các luật sư trong công việc của mình hay hiệu quả khi tham gia tranh tụng các vụ án. Một số luật sư mới hành nghề dễ chịu tác động về mặt tâm lý.
 
Tuy nhiên, đây là một phần của nghề luật để vượt qua được các luật sư cần đặt yếu tố khách quan vào công việc của mình tránh bị ảnh hưởng đến tâm lý cũng như công việc. Cần rèn luyện tinh thần, đạo đức nghề luật một cách công tâm và sắc bén để trở thành một luật sư giỏi đòi hỏi luật sư đó phải có một “tinh thần thép”.
 
Những nguy hiểm khi hành nghề luật sư
 
Vì luật sư chính là người đại diện cho công lý nên không tránh khỏi những mối đe dọa, hiểm nguy có thể gây ảnh hưởng đến tính mạng từ những việc trả thù do thua kiện, tội phạm,...
 
Bên cạnh những khó khăn của nghề luật sư nêu trên, người hành nghề luật sư cũng phải giữ vững được tư tưởng và lập trường để bảo vệ cái tốt, chống lại cái xấu vì nghề luật sư luôn tiềm ẩn những cám dỗ. 
Đồng thời, theo thời gian, luật pháp sẽ có sự điều chỉnh và thay đổi cho phù hợp với thực tế nên Luật sư luôn luôn phải cập nhật kiến thức và kỹ năng mới để đáp ứng được yêu cầu ngành nghề.
 
Hiện nay, có thể thấy nhiều vụ việc luật sư bị trả thù sau các vụ kiện, vụ án dẫn đến tử vong hay thương tật nặng làm ảnh hưởng đến tâm lý cũng như những người có mong muốn trở thành luật sư.
 
Mặc dù còn tồn tại rất nhiều thách thức, khó khăn khó khăn của nghề luật sư, nhưng chúng ta cần biết rằng, không chỉ mỗi nghề luật sư mà bất cứ ngành nghề nào cũng vậy, cũng tồn tại những khó khăn thách thức nhất định. 
Con đường dẫn đến thành công không bao giờ là dễ dàng. Chính vì vậy để vượt qua những khó khăn thách thức đó, đòi hỏi rất nhiều vào sự nỗ lực và cố gắng của chính người hành nghề.
 
Nhiều khó khăn nhưng cũng không ít triển vọng
 
Bên cạnh những khó khăn, nguy hiểm như đã nói ở trên của nghề luật sư thì ngành nghề này thực sự triển vọng nghề nghiệp, triển vọng về kinh tế cũng như địa vị xã hội.
 
Nghề Luật sư là một trong những nghề không bao giờ lỗi thời và cơ hội việc làm vô cùng rộng mở. 
 
Xã hội càng phát triển thì luật pháp cũng cần thay đổi, bổ sung cho phù hợp và tầm quan trọng của luật pháp đã quyết định đến vai trò của người Luật sư trong xã hội, từ đó kéo theo nhu cầu về đội ngũ Luật sư vững chuyên môn và kỹ năng nghiệp vụ ngày càng tăng, tạo cơ hội lớn cho những người theo học ngành Luật.
 
Bất chấp khó khăn của nghề luật sư, trong tương lai gần, nghề luật sư chắc chắn sẽ phát triển mạnh tại Việt Nam khi nền kinh tế đang từng bước khởi sắc, thu hút đầu tư nước ngoài. Bên cạnh đó, nhà nước cũng bắt đầu quan tâm hơn tới giới luật sư, đồng thời các luật sư cũng đang ngày càng tích cực đóng góp cho sự phát triển của nghề.
  •  1362
  •  Cảm ơn
  •  Phản hồi

Chủ đề đang được đánh giá

1 Lượt cảm ơn
câu phản hồi
Click vào bảng để xem hiển thị đầy đủ thông tin

Bạn vui lòng đăng nhập hoặc Đăng ký tại đây để tham gia thảo luận

Loading…