DanLuat
Chào mừng bạn đến với Dân Luật . Để viết bài Tư vấn, Hỏi Luật Sư, kết nối với Luật sư và chuyên gia, … Bạn vui lòng ĐĂNG KÝ TÀI KHOẢN.
×

Thêm câu phản hồi

Nếu CSGT không chỉ ra được lỗi, có quyền được đi không?

>>> Cẩm nang bỏ túi khi đi đường

>>> iThông: Phần mềm tra cứu xử phạt giao thông đường bộ

Câu hỏi này dường như không phải là của một người mà là của rất nhiều người khi tham gia giao thông đường bộ, có sử dụng xe gắn máy, xe mô tô.

Khi chẳng may bị tuýt còi vì những lỗi như vượt đèn đỏ, quên bật xi nhan, không có kính chiếu hậu hoặc kính chiếu hậu không đúng quy định…phản ứng đầu tiên của nhiều bạn hiện nay là vội tìm kiếm ví tiền của mình để nộp phạt cho CSGT.

Nộp phạt cho CSGT nhưng nhiều trường hợp thường thấy hiện nay là không có biên bản nộp phạt, không biết rõ mức phạt đối với lỗi của mình là bao nhiêu?...

Nhắc lại cho các bạn lỗi thường gặp và mức phạt khi tham gia giao thông đường bộ:

Lỗi

Mức phạt hiện nay

Mức phạt dự kiến năm 2016

Vượt đèn đỏ

200.000 – 400.000 đồng

300.000 – 400.000 đồng

Sử dụng ô (dù), điện thoại di động

60.000 – 80.000 đồng

50.000 – 150.000 đồng

Không bật xi nhan khi chuyển hướng

(Lưu ý: chuyển hướng bao gồm trường hợp đi vào bùng binh – vòng xuyến, đường chữ Y)

200.000 – 400.000 đồng

300.000 – 400.000 đồng

Không có kính chiếu hậu, kính chiếu hậu không đúng quy định

80.000 – 100.000 đồng

70.000 – 150.000 đồng

Sử dụng chân chống hoặc vật khác quệt xuống đường khi xe đang chạy

2.000.000 – 3.000.000 đồng

Vượt tốc độ (từ 5km/h đến trên 20 km/h)

100.000 – 3.000.000

150.000 – 6.000.000 đồng

Sử dụng rượu bia

500.000 – 3.000.000

1.000.000 – 6.000.000 đồng

Không bật đèn pha khi đi đường vào ban đêm

80.000 – 100.000 đồng

50.000 – 150.000 đồng

Không đội nón bảo hiểm

100.000 – 200.000 đồng

150.000 – 250.000 đồng

CSGT phải chứng minh được lỗi của người vi phạm

Đây là nguyên tắc cơ bản khi tiến hành xử phạt vi phạm người điều khiển phương tiện khi tham gia giao thông đường bộ.

Tuy nhiên, trên thực tế, dường như nguyên tắc này bị lãng quên, thay vào đó là phía CSGT nêu ra hành vi vi phạm của người điều khiển phương tiện tham gia giao thông đường bộ và yêu cầu nộp phạt.

Căn cứ Điều 14 Thông tư 65/2012/TT-BCA có quy định:

Điều 14. Các trường hợp được dừng phương tiện

1. Cán bộ thực hiện nhiệm vụ tuần tra, kiểm soát được dừng phương tiện để kiểm soát trong các trường hợp sau:

a) Trực tiếp phát hiện hoặc thông qua phương tiện, thiết bị kỹ thuật nghiệp vụ phát hiện, ghi nhận được các hành vi vi phạm pháp luật về giao thông đường bộ;

Đồng thời, theo Điểm đ Khoản 1 Điều 3 Luật xử lý vi phạm hành chính 2012:

Điều 3. Nguyên tắc xử lý vi phạm hành chính

1. Nguyên tắc xử phạt vi phạm hành chính bao gồm:

….

đ) Người có thẩm quyền xử phạt có trách nhiệm chứng minh vi phạm hành chính. Cá nhân, tổ chức bị xử phạt có quyền tự mình hoặc thông qua người đại diện hợp pháp chứng minh mình không vi phạm hành chính;

Như vậy, nghĩa vụ chứng minh lỗi là của CSGT, cá nhân điều khiển phương tiện tham gia giao thông đường bộ có quyền chứng minh mình không vi phạm.

Trường hợp, CSGT không chứng minh được lỗi của người bị xử phạt thì không được phép xử phạt người vi phạm và người này được phép tiếp tục tham gia giao thông đường bộ mà không phải nộp phạt.

Việc chứng minh lỗi có thể thông qua phương thức trực tiếp phát hiện hoặc thông qua thiết bị ghi hình, ghi nhận hành vi vi phạm này.

Căn cứ pháp lý:

Luật xử lý vi phạm hành chính 2012

- Nghị định 171/2013/NĐ-CP.

- Dự thảo Nghị định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ thay thế Nghị định 171/2013/NĐ-CP.

- Thông tư 65/2012/TT-BCA.

  •  6870
  •  Cảm ơn
  •  Phản hồi

Chủ đề đang được đánh giá

0 Lượt cảm ơn
câu phản hồi
Click vào bảng để xem hiển thị đầy đủ thông tin

Bạn vui lòng đăng nhập hoặc Đăng ký tại đây để tham gia thảo luận

Loading…