DanLuat
Chào mừng bạn đến với Dân Luật . Để viết bài Tư vấn, Hỏi Luật Sư, kết nối với Luật sư và chuyên gia, … Bạn vui lòng ĐĂNG KÝ TÀI KHOẢN.
×

Thêm câu phản hồi

Nếu bị công ty sa thải không rõ lý do thì giải quyết tranh chấp ở tòa luôn được không?

Trong thời kỳ kinh tế khủng hoảng, việc đột nhiên người sử dụng lao động kiếm cớ để sa thải nhân viên trái với quy định diễn ra phổ biến. Khi đó, giữa Công ty và người lao động xảy ra tranh chấp.

Tại Khoản 1 Điều 179 Bộ luật Lao động 2019 có quy định về tranh chấp lao động như sau:

"Điều 179. Tranh chấp lao động

1. Tranh chấp lao động là tranh chấp về quyền và nghĩa vụ, lợi ích phát sinh giữa các bên trong quá trình xác lập, thực hiện hoặc chấm dứt quan hệ lao động; tranh chấp giữa các tổ chức đại diện người lao động với nhau; tranh chấp phát sinh từ quan hệ có liên quan trực tiếp đến quan hệ lao động. Các loại tranh chấp lao động bao gồm:

a) Tranh chấp lao động cá nhân giữa người lao động với người sử dụng lao động; giữa người lao động với doanh nghiệp, tổ chức đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng; giữa người lao động thuê lại với người sử dụng lao động thuê lại;

 [...]".

Như vậy, tranh chấp giữa nhân viên và Công ty là tranh chấp lao động cá nhân giữa người lao động với doanh nghiệp.

Bên cạnh đó, tại Điều 187 Bộ luật Lao động 2019 có quy định như sau:

"Điều 187. Thẩm quyền giải quyết tranh chấp lao động cá nhân

Cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền giải quyết tranh chấp lao động cá nhân bao gồm:

1. Hòa giải viên lao động;

2. Hội đồng trọng tài lao động;

3. Tòa án nhân dân."

Như vậy, thẩm quyền giải quyết tranh chấp lao động cá nhân bao gồm: Hòa giải viên lao động; Hội đồng trọng tài lao động; Tòa án nhân dân.

Theo quy định tại Điều 188 Bộ luật Lao động 2019 thì tranh chấp về xử lý kỷ luật lao động theo hình thức sa thải hoặc về trường hợp bị đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động không bắt buộc phải thông qua thủ tục hòa giải của hòa giải viên lao động trước khi yêu cầu Hội đồng trọng tài lao động hoặc Tòa án giải quyết. Do đó, nếu trường hợp tranh chấp giữa người lao động là người sử dụng lao động về sa thải trái pháp luật có thể khởi kiện thẳng lên Tòa án cấp có thẩm quyền.

Tòa án nào có thẩm quyền giải quyết tranh chấp lao động?

Theo quy định tại Khoản 1 Điều 32 Bộ luật Tố tụng dân sự 2015, được sửa đổi bởi Điểm a Khoản 2 Điều 219 Bộ luật Lao động 2019 thì:

"Điều 32. Những tranh chấp về lao động và tranh chấp liên quan đến lao động thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án

1. Tranh chấp lao động cá nhân giữa người lao động với người sử dụng lao động phải thông qua thủ tục hòa giải của hòa giải viên lao động mà hòa giải thành nhưng các bên không thực hiện hoặc thực hiện không đúng, hòa giải không thành hoặc hết thời hạn hòa giải theo quy định của pháp luật về lao động mà hòa giải viên lao động không tiến hành hòa giải, trừ các tranh chấp lao động sau đây không bắt buộc phải qua thủ tục hòa giải:

a) Về xử lý kỷ luật lao động theo hình thức sa thải hoặc tranh chấp về trường hợp bị đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động;

[…]".

Như vậy, tranh chấp lao động cá nhân giữa công ty và nhân viên là tranh chấp về lao động thuộc thẩm quyềm giải quyết của Tòa án nhân dân.

Bên cạnh đó, tại điểm c, Khoản 1 Điều 35 và điểm a, Khoản 1 Điều 39 Bộ luật Tố tụng dân sự 2015 có quy định về thẩm quyền giải quyết vụ án tranh cấp lao động là tòa án cấp huyện nơi bị đơn đang cư trú, làm việc, nếu bị đơn là cá nhân hoặc nơi bị đơn có trụ sở, nếu bị đơn là cơ quan, tổ chức.

  •  284
  •  Cảm ơn
  •  Phản hồi

Chủ đề đang được đánh giá

1 Lượt cảm ơn
câu phản hồi
Click vào bảng để xem hiển thị đầy đủ thông tin

Bạn vui lòng đăng nhập hoặc Đăng ký tại đây để tham gia thảo luận

Loading…