DanLuat
Chào mừng bạn đến với Dân Luật . Để viết bài Tư vấn, Hỏi Luật Sư, kết nối với Luật sư và chuyên gia, … Bạn vui lòng ĐĂNG KÝ TÀI KHOẢN.
×

Thêm câu phản hồi

Năm 2021, trước khi đề nghị sếp tăng lương cần biết 03 điều này

đề nghị sếp tăng lương

Đề nghị tăng lương 

Tăng lương là vấn đề được người lao động quan tâm khi làm việc theo hợp đồng lao động, không ai muốn năng lực và thành quả của mình bị đánh giá thấp và không được trả lương tương xứng nhưng  phải căn cứ vào nhiều vấn đề để việc đề nghị có hiệu quả và được sếp chấp thuận.

Dưới đây là nội dung hướng dẫn các quy định của pháp luật về vấn đề tiền lương theo Bộ luật lao động 2019 sắp có hiệu lực tới đây mà người lao động cần chú ý khi đề nghị tăng lương:

1. Căn cứ vào năng lực, hiệu quả công việc để đề xuất tăng lương

Điều 90 Bộ luật lao động 2019 quy định: Tiền lương là số tiền mà người sử dụng lao động trả cho người lao động theo thỏa thuận để thực hiện công việc, bao gồm mức lương theo công việc hoặc chức danh, phụ cấp lương và các khoản bổ sung khác.

Hướng dẫn BLLĐ 2019 tại Nghị định 145/2020/NĐ-CP hướng dẫn về hình thức trả lương thì:

- Tiền lương theo thời gian được trả cho người lao động hưởng lương theo thời gian, căn cứ vào thời gian làm việc theo tháng, tuần, ngày, giờ theo thỏa thuận trong hợp đồng lao động

- Tiền lương theo sản phẩm được trả cho người lao động hưởng lương theo sản phẩm, căn cứ vào mức độ hoàn thành số lượng, chất lượng sản phẩm theo định mức lao động và đơn giá sản phẩm được giao.

- Tiền lương khoán được trả cho người lao động hưởng lương khoán, căn cứ vào khối lượng, chất lượng công việc và thời gian phải hoàn thành.

Đối với từng công việc khác nhau, trường hợp người lao động thấy hiệu quả, năng suất mà mức lương hiện tại vẫn còn thấp thì có thể đề xuất tăng lương.

Theo quy định hiện hành thì: Tiền lương trả cho người lao động được căn cứ theo tiền lương ghi trong hợp đồng lao động, năng suất lao động, khối lượng và chất lượng công việc mà người lao động đã thực hiện.”

2. Chế độ nâng bậc, nâng lương

Chế độ nâng bậc, nâng lương là nội dung chủ phải có trong hợp đồng lao động khi hai bên ký kết hợp đồng nên khi mức tiền lương hiện tại không còn phù hợp người lao động có thể thỏa thuận nâng bậc, nâng lương theo nội dung đã thỏa thuận trong hợp đồng, thỏa ước lao động tập thể hoặc quy định của người sử dụng lao động.

3. Mức lương theo công việc hoặc chức danh không được thấp hơn mức lương tối thiểu.

Về nguyên tắc lương tối thiểu là mức lương thấp nhất được trả cho người lao động. Hiện nay lương tối thiểu vùng đang được áp dụng theo quy định tại Nghị định 90/2019/NĐ-CP, hiện tại Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội báo cáo Chính phủ cho phép chưa thực hiện tăng lương tối thiểu vùng năm 2021, chưa quy định lương tối thiểu theo giờ. Chuyển sang thực hiện nghiên cứu tăng lương tối thiểu vùng vào thời điểm thích hợp của năm 2021, dự kiến quý III/2021.

Trường hợp chính phủ thống nhất chưa thực hiện tăng lương tối thiểu thì người lao động cần xem mức lương hiện hành đã đúng theo luật định hay chưa cụ thể như sau:

 

Mức lương tối thiểu vùng từ 1/1/2020

Mức lương tối thiểu của người đã qua học nghề, đào tạo nghề từ 1/1/2020

Vùng 1

4.420.000 đồng/tháng

4.729.400 đồng/tháng

Vùng 2

3.920.000 đồng/tháng

4.194.400 đồng/tháng

Vùng 3

3.430.000 đồng/tháng

3.670.100 đồng/tháng

Vùng 4

3.070.000 đồng/tháng

3.284.900 đồng/tháng


Như vậy, người lao động cần xem lại mức lương hiện hưởng của mình và các nguyên tắc áp dụng được quy định tại Nghị định 90 để có những yêu cầu phù hợp đồng thời bảo vệ lợi ích của mình.

  •  2805
  •  Cảm ơn
  •  Phản hồi

Chủ đề đang được đánh giá

0 Lượt cảm ơn
câu phản hồi
Click vào bảng để xem hiển thị đầy đủ thông tin

Bạn vui lòng đăng nhập hoặc Đăng ký tại đây để tham gia thảo luận

Loading…