DanLuat
Chào mừng bạn đến với Dân Luật . Để viết bài Tư vấn, Hỏi Luật Sư, kết nối với Luật sư và chuyên gia, … Bạn vui lòng ĐĂNG KÝ TÀI KHOẢN.
×

Thêm câu phản hồi

Muốn mang thai hộ bắt buộc có tư vấn pháp lý

Có một đứa con luôn là mong muốn của mọi cặp vợ chồng, nhưng không phải lúc nào điều đó cũng có thể thành hiện thực. Vì một lý do nào đó mà người vợ không thể mang thai và sinh con ngay cả khi áp dụng kỹ thuật hỗ trợ sinh sản. Để giải quyết điều đó, Luật hôn nhân gia đình 2014 đã cho phép việc mang thai hộ vì mục đích nhân đạo, với những điều kiện tương đối khắt khe. Một trong những điều kiện để việc mang thai hộ được thực hiện hợp pháp đó là phải có sự tư vấn về pháp lý.

 

Theo đó, tại khoản 2 và 3 điều 95 Luật hôn nhân gia đình 2014 quy định:

Điều 95. Điều kiện mang thai hộ vì mục đích nhân đạo

2. Vợ chồng có quyền nhờ người mang thai hộ khi có đủ các điều kiện sau đây:

a) Có xác nhận của tổ chức y tế có thẩm quyền về việc người vợ không thể mang thai và sinh con ngay cả khi áp dụng kỹ thuật hỗ trợ sinh sản;

b) Vợ chồng đang không có con chung;

c) Đã được tư vấn về y tế, pháp lý, tâm lý.

3. Người được nhờ mang thai hộ phải có đủ các điều kiện sau đây:

a) Là người thân thích cùng hàng của bên vợ hoặc bên chồng nhờ mang thai hộ;

b) Đã từng sinh con và chỉ được mang thai hộ một lần;

c) Ở độ tuổi phù hợp và có xác nhận của tổ chức y tế có thẩm quyền về khả năng mang thai hộ;

d) Trường hợp người phụ nữ mang thai hộ có chồng thì phải có sự đồng ý bằng văn bản của người chồng;

đ) Đã được tư vấn về y tế, pháp lý, tâm lý.

 

Tại khoản 1 điều 14 Nghị định 10/2015/NĐ-CP quy định về sinh con bằng kỹ thuật thụ tinh trong ống nghiệm và điều kiện mang thai hộ vì mục đích nhân đạo quy định một trong những loại giấy tờ phải có trong bộ hồ sơ đề nghị thực hiện kỹ thuật mang thai hộ là Bản xác nhận nội dung tư vấn về pháp luật của luật sư hoặc luật gia hoặc người trợ giúp pháp lý;

 

Điều 14. Hồ sơ đề nghị thực hiện kỹ thuật mang thai hộ vì mục đích nhân đạo

1. Cặp vợ chồng vô sinh gửi hồ sơ đề nghị thực hiện kỹ thuật mang thai hộ vì mục đích nhân đạo đến cơ sở khám bệnh, chữa bệnh được phép thực hiện kỹ thuật này, gồm:

l) Bản xác nhận nội dung tư vấn về pháp luật của luật sư hoặc luật gia hoặc người trợ giúp pháp lý;

 

Về nội dung tư vấn, nội dung tư vấn pháp lý bắt buộc phải bao gồm các nội dung được quy định tại khoản 1, 2, 3 điều 16 nghị định này, bao gồm các vấn đề về:

 

- Xác định cha mẹ con trong trường hợp mang thai hộ vì mục đích nhân đạo theo quy định tại Điều 94 Luật Hôn nhân và gia đình.

- Quyền, nghĩa vụ của người mang thai hộ vì mục đích nhân đạo theo quy định tại Điều 97 Luật Hôn nhân và gia đình.

- Quyền, nghĩa vụ của bên nhờ mang thai hộ vì mục đích nhân đạo theo quy định tại Điều 98 Luật Hôn nhân và gia đình.

- Các nội dung khác có liên quan.

 

Về người tiến hành tư vấn pháp lý, pháp luật cũng bắt buộc phải có trình độ cử nhân luật trở lên.

 

Điều 18. Trách nhiệm tư vấn về y tế, pháp lý, tâm lý

3. Người tư vấn về y tế phải là bác sỹ chuyên khoa sản và tư vấn đầy đủ các nội dung theo quy định tại Điều 15 của Nghị định này. Người tư vấn về pháp lý phải có trình độ cử nhân luật trở lên và tư vấn đầy đủ các nội dung theo quy định tại Điều 16 của Nghị định này. Người tư vấn về tâm lý phải có trình độ đại học chuyên khoa tâm lý trở lên và tư vấn đầy đủ các nội dung theo quy định tại Điều 17 của Nghị định này.

4. Người tư vấn về y tế hoặc pháp lý hoặc tâm lý phải ký, ghi rõ họ tên, chức danh, địa chỉ nơi làm việc và ngày tư vấn vào bản xác nhận nội dung tư vấn và chịu trách nhiệm trước pháp luật về việc xác nhận của mình.

 

Vì quy định về mang thai hộ là một quy định còn tương đối mới trong pháp luật Việt Nam liên quan đến nhiều vấn đề nhạy cảm, nên thiết nghĩ việc pháp luật Hôn nhân gia đình quy định như trên cũng hoàn toàn hợp lý. 

  •  3309
  •  Cảm ơn
  •  Phản hồi

Chủ đề đang được đánh giá

0 Lượt cảm ơn
câu phản hồi
Click vào bảng để xem hiển thị đầy đủ thông tin

Bạn vui lòng đăng nhập hoặc Đăng ký tại đây để tham gia thảo luận

Loading…