DanLuat
Chào mừng bạn đến với Dân Luật . Để viết bài Tư vấn, Hỏi Luật Sư, kết nối với Luật sư và chuyên gia, … Bạn vui lòng ĐĂNG KÝ TÀI KHOẢN.
×

Thêm câu phản hồi

Mức phạt cho hành vi thay đổi xuất xứ hàng hóa

Vừa qua tình trạng đáng báo động diễn ra tại các siêu thị tiện lợi hay cửa hàng nông sản, trong đó có cả các thương hiệu nổi tiếng bị phát giác. Với hành vi sử dụng nông sản kém chất lượng, sau đó dán nhãn hàng hóa Việt Nam chất lượng cao để bán cho người tiêu dùng với chất lượng cao.
 
 
muc-phat-cho-hanh-vi-thay-doi-xuat-xy-hang-hoa
 
Hành vi này nhằm đội giá sản phẩm thu lợi bất hợp pháp, đã gây bức xúc cho người tiêu dùng. Đặc biệt điều này lại nằm ở những cửa hàng có thương hiệu lớn có uy tín cao, vậy hành vi thay đổi xuất xứ hàng hóa sẽ bị xử lý thế nào?
 
1. Hàng hóa không rõ nguồn gốc, xuất xứ là gì?
 
Định nghĩa của cụm từ “hàng hóa không rõ nguồn gốc, xuất xứ” được quy định cụ thể tại khoản 13 Điều 3 Nghị định 98/2020/NĐ-CP như sau:
 
Là hàng hóa lưu thông trên thị trường không có căn cứ xác định được nguồn gốc nơi sản xuất hoặc xuất xứ của hàng hóa. Căn cứ xác định nguồn gốc nơi sản xuất hoặc xuất xứ của hàng hóa bao gồm:
 
- Thông tin được thể hiện trên nhãn hàng hóa, bao bì hàng hóa, tài liệu kèm theo hàng hóa.
 
- Chứng từ chứng nhận xuất xứ hàng hóa, hợp đồng, hoá đơn mua bán, tờ khai hải quan, giấy tờ khác chứng minh quyền sở hữu hợp pháp đối với hàng hóa và giao dịch dân sự giữa tổ chức, cá nhân sản xuất hàng hóa với bên có liên quan theo quy định của pháp luật.
 
Nếu hàng hóa thuộc các trường hợp trên thì được xem là hàng hóa không rõ nguồn gốc, xuất xứ.
 
2. Quy định xuất xứ hàng hóa trên bao bì
 
Khi nhập khẩu, sản xuất, kinh doanh hàng hóa vào thị trường Việt Nam thì hàng hóa này phải đáp ứng các điều kiện tại Điều 15 Nghị định 111/2021/NĐ-CP như sau:
 
(1) Tổ chức, cá nhân kinh doanh hàng hóa tự xác định và ghi xuất xứ hàng hóa của mình bảo đảm trung thực, chính xác, tuân thủ các quy định pháp luật. Cũng chính vì quy định này mà một số cơ sở kinh doanh hàng hóa đã tự thay đổi nhãn nguồn gốc xuất xứ nhằm chuộc lợi.
 
(2) Xuất xứ hàng hóa ghi trên nhãn thể hiện bằng một trong các cụm từ sau: “sản xuất tại”; “chế tạo tại”; “nước sản xuất”; “xuất xứ”; “sản xuất bởi”; “sản phẩm của” kèm tên nước hoặc vùng lãnh thổ sản xuất ra hàng hóa hoặc ghi theo quy định pháp luật về xuất xứ hàng hóa.
 
(3) Trường hợp hàng hóa không xác định được xuất xứ thì ghi nơi thực hiện công đoạn cuối cùng để hoàn thiện hàng hóa. 
 
Thể hiện bằng một trong các cụm hoặc kết hợp các cụm từ thể hiện công đoạn hoàn thiện hàng hóa như sau: “lắp ráp tại”; “đóng chai tại”; “phối trộn tại”; “hoàn tất tại”; “đóng gói tại”; “dán nhãn tại” kèm tên nước hoặc vùng lãnh thổ nơi thực hiện công đoạn cuối cùng để hoàn thiện hàng hóa.
 
(4) Tên nước hoặc vùng lãnh thổ sản xuất ra hàng hóa hoặc nơi thực hiện công đoạn cuối cùng để hoàn thiện hàng hóa không được viết tắt.
 
Theo như quy định trên, thì hàng hóa phải được xác nhận xuất xứ dựa trên tính trung thực của cơ sở kinh doanh nhưng phải đúng quy định pháp luật, dán nhãn bằng các dòng chữ quy định địa điểm sản xuất, đặc biệt là phải có nguồn gốc quốc gia thì mới đúng quy trình được lưu hành.
 
3. Xử phạt hành vi thay đổi xuất xứ hàng hóa
 
Theo Điều 17 Nghị định 98/2020/NĐ-CP thì cá nhân có hành vi vi phạm các quy định về xuất xứ hàng hóa sẽ bị phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 300.000 đồng - 50 triệu đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau đây trong trường hợp hàng hóa vi phạm có giá trị dưới 01 triệu đồng đến hơn 100 triệu đồng:
 
- Kinh doanh hàng hóa (trừ thuốc bảo vệ thực vật, thức ăn chăn nuôi) quá hạn sử dụng ghi trên nhãn hàng hóa hoặc bao bì hàng hóa.
 
- Đánh tráo, thay đổi nhãn hàng hóa, bao bì hàng hóa hoặc tẩy xóa, sửa chữa thời hạn sử dụng trên nhãn hàng hóa, bao bì hàng hóa hoặc thực hiện hành vi gian lận khác nhằm kéo dài thời hạn sử dụng của hàng hóa.
 
- Kinh doanh hàng hóa không rõ nguồn gốc, xuất xứ.
 
- Mua, bán, vận chuyển, tàng trữ, tiêu thụ khoáng sản không có nguồn gốc hợp pháp.
 
Lưu ý: Đối với tổ chức có hành vi vi phạm tương tự mức phạt gấp 02 lần.
 
Ngoài ra, tịch thu tang vật đối với hành vi vi phạm quy định tại Điều 13 Nghị định 98/2020/NĐ-CP, trừ trường hợp áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả. Tịch thu phương tiện là công cụ, máy móc được sử dụng để thực hiện hành vi vi phạm
 
Nhằm khắc phục hậu quả, sẽ buộc tiêu hủy tang vật vi phạm gây hại cho sức khỏe con người, vật nuôi, cây trồng và môi trường đối với hành vi vi phạm. Buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp có được do thực hiện hành vi vi phạm.
 
Như vậy, đối với cơ sở kinh doanh hàng hóa mà cố tình dán nhãn sai nguồn gốc, xuất xứ để chuộc lợi thì có thể bị xử phạt hành chính lên đến 100 triệu đồng.
  •  461
  •  Cảm ơn
  •  Phản hồi

Chủ đề đang được đánh giá

1 Lượt cảm ơn
câu phản hồi
Click vào bảng để xem hiển thị đầy đủ thông tin

Bạn vui lòng đăng nhập hoặc Đăng ký tại đây để tham gia thảo luận

Loading…