DanLuat
Chào mừng bạn đến với Dân Luật . Để viết bài Tư vấn, Hỏi Luật Sư, kết nối với Luật sư và chuyên gia, … Bạn vui lòng ĐĂNG KÝ TÀI KHOẢN.
×

Thêm câu phản hồi

Một bài viết đáng suy ngẫm

Ngày rảnh rỗi, ghé vào blog quen đọc được 1 comment đầy tâm trạng của tác giả Phạm Văn Thông, do là cm nên bài viết còn nhiều lỗi chính tả... Mạn phép tác giả xin đăng nguyên văn ở đây để mọi người có thêm 1 góc nhìn mới về nền kinh tế VN trong tương lai:  

Trong tiến trình hội nhập sắp đến, đặc biệt là việc suy xét nếu “đi theo” TQ, doanh nghiệp VN ta sẽ phát triển ra sao? theo tôi nghỉ, chúng ta phải “ biết người” trước.
Nhân bài “LỜI NHẮN CỦA TÔN TỬ “ của TS Alan Phan, chỉ dưới một góc nhìn hẹp, tôi cũng xin mạo muội góp thêm chút thiển ý về việc “biết người biết ta” , đặc biệt là về TQ.
Một cách khái quát, có thể nói rằng đất nước TQ đã “ đổi đời”, đã thay đổi một cách ngoạn mục chỉ trong vòng hơn 2 thập kỷ nhờ hội tụ một loạt cơ hội thuộc loại “thiên thời, địa lợi, nhân hòa “, có thể tạm chia thành một số giai đoạn chính như sau :
GIAI ĐOẠN 1 : GIAI ĐOẠN CHUẨN BỊ
Bước 1 : Sự thay đổi từ một quan điểm
Trong sự khó khăn tột cùng của nền kinh tế, một vị lãnh đạo cao cấp của TQ đã phát biểu quan điểm của mình trong việc chọn nguồn lực phát triển kinh tế : “Mèo trắng mèo đen, miễn bắt được chuột “.
Từ quan điểm mang tính đột phá, song hành với nhiều biện pháp mang tính quyết liệt từ những năm 80 ( công nhận nền sx tư nhân, mở rộng nghành nghề cho doanh nghiệp tư nhân tham gia , hạn chế phát triển doanh nghiệp quân đội, công an, doanh nghiệp nhà nước…để hạn chế sự lạm quyền và độc quyền, bất công trong cạnh tranh, tạo hành lang pháp lý cho sx tư nhân có điều kiện phát triển…), TQ bước đầu đã khai phá được mọi nguồn lực sx trong xh.
Bước 2 : Tạo hành lang pháp lý hợp lý cho nền kinh tế
Nhà nước TQ, dựa trên cơ chế tam quyền phân lập tương đối, bước đầu đã ban hành được những chính sách hợp lý, cởi mở, để tạo hành lang pháp lý tương đối ổn định cho sự phát triển sx của mọi tầng lớp nhân dân, việc này đã tạo thuận lợi cho sx phát triển, đồng thời tránh được phần nào nạn tham nhũng vặt, tránh được phần nào vấn nạn “ xã hội hóa tệ nạn tham nhũng”, điều này củng góp phần làm cho công nghiệp, kể cả sx công nghiệp cấp “gia đình” phát triển mạnh.
Bước 3 : Tạo mọi điều kiện thuận lợi cho đầu tư nước ngoài
Từ quan điểm “Mèo trắng mèo đen, miễn bắt được chuột “, TQ mạnh dạn mở cửa đón đầu tư nước ngoài từ những quốc gia từng được xem là Tư Bản thù địch trước đây, với những chính sách cực kỳ ưu đãi, với giá nhân công rất rẻ lúc bấy giờ, kể từ thập niên 80, TQ đã liên tục đón nhận hàng chục ngàn nhà đầu tư nước ngoài thuộc mọi lĩnh vực mỗi năm. ( Năm 1998, người viết bài nầy khi tham dự một hội nghị kêu gọi đầu tư nước ngoài tại TP Hoa Đô thuộc tỉnh Quảng Đông TQ, ngoài chi phí thuê đất rẻ như cho, cơ sở hạ tầng hoàn chỉnh…, trong vòng 5 năm đầu sx, ngoài việc nhà đầu tư được miễn mọi khoản thuế, không nhân viên nhà nước nào được quyền đến công ty – kể cả cán bộ thuế – để kiễm tra về bất cứ vấn đề gì; nhà đầu tư có hẳn đường dây nóng đến chính quyền để mọi nhà đầu tư có thể phản ánh, khiếu nại hoặc yêu cầu giải quyết mọi thủ tục hành chánh trong thời gian ngắn nhất. }
Việc ban hành chính sách cho người nước ngoài được quyền mua nhà chung cư (mà không cần bất cứ điều kiện gì, miễn có tiền là được ), được trực tiếp đứng tên sở hữu, được bán lại khi cần…đã góp phần thuận lợi cho đầu tư nước ngoài và bất động sản phát triển.
Một số động tác quan trọng làm tăng Năng Suất Lao Động xã hội – TFP (Total- factor productivity) của toàn XH – tức làm giãm hao phí xã hội, góp phần giãm giá thành sản phẫm, đó là nhờ các biện pháp quản lý hữu hiệu của chính quyền đã làm giãm và tránh được nạn nhũng nhiểu vặt của nhân viên thuế, công an giao thông…; phát triển nhanh hệ thống giao thông liên tỉnh, thành phố…đã rút ngắn thời gian lưu thông phân phối của hàng hóa trên đường đi, giãm được một lượng chi phí rất lớn trong giá thành hàng hóa.
Ngoài ra, song song đó, một số thành phố lớn đã lập kế hoạch và thực hiện thành công trong vòng 5-8 năm về việc cấm xe hai bánh lưu thông trong nội ô thành phố.
ví dụ như tp. Quảng Châu : kể từ 1995, song hành với việc thành lập mạng lưới xe công cộng ( xe bus, tàu điện ngầm), TQ đã bắt đần hạn chế mua mới và đăng ký xe 2 bánh, cấm xe 2 bánh lưu thông ở một số tuyến đường chính như đường Đông Phong, đường Trung Sơn…; sau khi hoàn thiện hệ thống giao thông công cộng ( xe bus toàn bộ các lộ trình, tàu điện ngầm có 2 line chính nối đông-tây-nam-bắc của tp Quảng Châu với ga trung tâm ở Trung Sơn 3 , từ đầu những năm 2000, chính quyền tp Quảng Châu đã thành công trong việc cấm hoàn hoàn việc lưu thông xe 2 bánh. ( Tính đến hiện nay, Metro Quảng Châu đã có 8 line)
Việc cấm xe hai bánh lưu thông trong các thành phố lón ở TQ đã góp phần rất quan trọng trong việc giãm hao phí xã hội, tăng năng suất lao động xã hội (TFP), giãm giá thành sản phẫm, tăng sức cạnh tranh của hàng hóa của TQ trên phạm vi toàn cầu.( Nhật Bản đã bắt đầu xóa sổ xe 2 bánh từ những năm 90 để tăng TFP xã hội, VN ta lại đem ngoại tệ nhập về dùng!
Với những chính sách thu hút đầu tư tương đối đồng bộ, trong một thời gian ngắn khoảng hai thập kỷ, TQ đã trở thành một “công trường sản xuất hàng tiêu dùng của thế giới.”
GIAI ĐOẠN 2 : TÍCH LỦY KINH NGHIỆM
Đây là một chiến lược rất quan trọng của TQ trong việc “nhờ” các nhà đầu tư nước ngoài “đào tạo” hàng loạt chuyên gia cho mình.
Với chiến lược này, TQ đã ban hành các chính sách sao cho :
- Tạo điều kiện tối đa cho mọi chuyên gia kỷ thuật người TQ tham gia ngày càng sâu vào quá trình sx của các công ty có vốn đầu tư nước ngoài, từng bước nắm bắt kỷ thuật và tích lủy kinh nghiệm trong suốt quá trình làm việc.
- Tạo mọi điều kiện thuận lợi nhất cho công nghiệp phụ trợ phát triển.
- Tổ chức hội chợ triển lãm trong nước đến qui mô quốc tế để nhận diện khách hàng, nắm bắt thị trường.
TQ đã hoàn toàn thành công trong chiến lược “đào tạo” nhân sự cho tương lai. Hàng chục triệu chuyên gia và nhân sự kỷ thuật cao đã “tốt nghiệp” trong giai đoạn này.

GIAI ĐOẠN 3 : SẢN PHẨM MADE IN CHINA ( NGƯỜI VIẾT GỌI LÀ GIAI ĐOẠN TÂY ÂU CHẢY MÁU CHẤT XÁM TẠI TQ)
Sau khi tích lủy được kinh nghiệm về sx, kinh doanh tại các công ty FDI, các chuyên gia TQ bắt đầu tách khỏi công ty FDI nầy (có vốn đầu tư nước ngoài ) mà mình đang làm việc, nhanh chóng hình thành các công ty mới.
Với nền công nghiệp phụ trợ hùng mạnh có thể đáp ứng được hơn 90 – 95 % nhu cầu rất đa dạng cho sx của các công ty đầu tư nước ngoài, đến lúc nầy, các công ty công nghiệp phụ trợ nầy hổ trợ rất thành công cho các công ty của người TQ mới thành lập trong việc sx ra những sp giống hệt các sp mà họ đã từng làm việc và tham gia sx ở các công ty đầu tư nước ngoài trước đây; chỉ khác chăng là sp mới nầy được mang thương hiệu khác, giá cả rẻ hơn theo kiểu tiền nào của nấy, nhưng dỉ nhiên là rẻ hơn hàng chính hảng rất nhiều ( vì không phải trả tiền bản quyền sở hữu trí tuệ ). Việc kiện tụng bản quyền của nhà đầu tư nước ngoài đối với các công ty vừa và nhỏ của TQ là một việc làm “dã tràng xe cát “ chỉ đem đến kết quả “tiền mất tật mang”, đây còn gọi là giai đoạn “Tây Âu chảy máu chất xám tại TQ”.
( Sau này, trước sức ép của quốc tế về bản quyền và thương hiệu, TQ có kiễm tra khống chế bớt phần nào đối với hàng nhái khi xuất khẩu chính nghạch, nhưng vẩn còn quản lý rất “lỏng lẻo” trong việc sx và lưu thông loại hàng nhái nầy trong nước hoặc các giao dịch dưới dạng tiểu nghạch. )
Việc sx ra nhiều sp đa dạng, giá từ rẻ đến vô cùng rẻ với nhiều cấp độ chất lượng khác nhau đã đáp ứng được nhu cầu sử dụng của nhân dân tại nhiều quốc gia ( trong đó có VN ta ). Đặc biệt, từ những kỷ thuật, chất xám, bản quyền có được “miển phí”, sự năng động của các công ty TQ đã cho ra đời những sp có tính tích hợp đa tiện dụng cao, đáp ứng được nhu cầu sử dụng của nhiều đối tượng.
Đối với các công ty vừa và nhỏ, sản phẫm không nhất thiết phải có giá trị lâu dài, tiêu chí lớn nhất là lợi nhuận, thì “công nghệ sx tại gia” giử vai trò cực kỳ quan trọng trong việc hạ giá thành sp, đồng thời giải quyết được rất nhiều lao động nhàn rỗi, kể cả trẻ em vị thành niên. ( Các cty này có thể cung cấp cho bạn những đơn hàng lên đến hàng chục ngàn điện thoại di động được “gia công, sx, lắp ráp” trong từng hộ gia đình trong thời gian ngắn); việc nầy đã góp phần rất lớn trong việc tận dụng mọi nguồn lao động nhàn rổi, làm tăng năng suất lao động XH (TFP), làm giãm giá thành sp, tăng cạnh tranh trên thị trường.
Việc xuất khẩu hàng hóa đã đem đến cho TQ những nguồn thu ngoại tệ khổng lồ ( và củng góp phần xóa sổ nhiều ngành nghề truyền thống của rất nhiều quốc gia trên toàn thế giới ). Việc giử tỉ giá thấp giữa đồng Nhân Dân tệ với đồng USD trong một thời gian dài đã làm tăng cạnh tranh và tăng lượng hàng hóa xuất khẩu của TQ một cách liên tục cho đến nay.
Sự thay đổi về lượng dẩn đến sự thay đổi về chất : với tích lủy từ lợi nhuận có được, kết hợp với đầu tư chiều sâu, nhiều công ty TQ đã dần tự sx ra được sp mới, chất lượng cao của riêng mình, từng bước có chổ đứng trong thị trường nội địa và quốc tế ( Lenovo, Haier, KCL, Kelong, Media, Huawei,….). Những công ty tên tuổi này, một cách nào đó, được sự hổ trợ từ nhà nước TQ, đã thể hiện được vai trò đầu tàu đại diện cho thương hiệu MADE IN CHINA của mình trong việc phát triển kinh tế của TQ trong giai đoạn mới : Chất lượng, khẳng định thương hiệu và tính bền vửng và mang tầm vóc quốc tế.
Các hội chợ xuất khẩu hàng hóa TQ hàng năm giới thiệu hàng hóa đạt tiêu chuẩn xk của chính các công ty TQ sx ( Hội chợ hàng điện tử tại Thẫm Quyến từ 13-16/4, hội chợ Thượng Hải export, hội chợ Canton Fair vào tháng 4 và tháng 10 hàng năm tại Quảng Châu thu hút hàng chục ngàn công ty TQ tham dự….) được đầu tư đúng mực, rất bài bản, tổ chức rất khoa học… đã góp phần rất lớn trong việc tăng tích lũy ngoại tệ từ hàng hóa xuất khẩu của mình.

GIAI ĐOẠN 4 : NÂNG CHẤT
Đây là giai đoạn đốt giai đoạn, tạo điều kiện cho một sự tăng tốc.
Dùng nguồn tích lủy có được ( hàng ngàn tỉ USD ), nhiều công ty TQ đã được bật đèn xanh về những hổ trợ đặc biệt để vươn ra toàn cầu : Mua lại các công ty có tầm quốc tế, có kỷ thuật cao ở các nước phát triển trên thế giới, đầu tư ra nước ngoài, mua bất động sản nước ngoài, tìm nguồn nguyên liệu tại các thị trường mới bằng nhiều cách….. để đáp ứng nhu cầu phát triển trong tương lai.
Đầu tư chiều sâu cho các nghành nghiên cứu kỷ thuật cao mang tính chiến lược…..
Tóm lại :
Nhờ đã tạo ra được một môi trường có HAO PHÍ XH THẤP, NĂNG SUẤT LAO ĐỘNG TẬP THỂ, NĂNG SUẤT LAO ĐỘNG XÃ HỘI CAO (TFP – TOTAL- FACTOR PRODUCTIVITIES), Cùng với những bước đi rất “chiến lược”, bằng sản phẫm copy, kinh doanh theo cách thức của người Hoa : bán hàng giá rẻ, lời ít, nhưng số lượng lớn… làm bàn đạp ban đầu, TQ đã hoàn toàn thay đổi được vị thế của mình trên trường quốc tế.
Tuy nhiên, bên trong nội tại của mình, xuất phát từ những cơ chế vận hành nhà nước chưa đúng qui luật khách quan, nên nền KT phát triển thiếu tính ổn định. TQ củng có những căn bệnh “thiên niên kỷ” của mình, như bất ổn xã hội, tham nhũng, bất công, tiêu cực, lãng phí, chạy theo GDP ảo, bong bóng BĐS…..mà hiện vẩn chưa có biện pháp hữu hiệu nào giải quyết được.
VN sẽ không như TQ
Nếu VN ta đi theo định hướng của TQ, chúng ta sẽ có nền kinh tế vững mạnh như TQ cách đây 15 năm ? Nếu nói về phương diện ăn xổi, ở thì, cơ hội, chụp giựt, không cần chử tín, văn hóa, đạo đức suy giãm, tình người bạc bẻo…. theo tôi thì rất chính xác, nhưng về mặt kinh tế, chúng ta có thực sự đi sau TQ 15 năm…??? Riêng tôi lại có một cách lý giải khác :
Do cách sử dụng nguồn lực của dân, của vốn vay, của các nguồn đầu tư, viện trợ nước ngoài một cách vô cùng bất hợp lý, nên tỉ lệ hao phí XH ở VN ta trong vòng hai thập kỷ qua chiếm tỉ lệ rất cao, đã làm năng suất lao động XH ( TFP ) ở VN rất thấp, từ đó làm giá cả hàng hóa nông, lâm, thủy, hải sản, dịch vụ, giao thông, giáo dục, du lịch…của ta đều rất cao so với thế giới.
Khi vào WTO, lộ trình giãm thuế nhập khẩu đã được định sẳn, nhưng chúng ta vẩn không hợp lý hóa được mọi quá trình quản lý và sản xuất của quốc gia để có thể tăng tính tiết kiệm, giãm giá thành sp, tăng tính cạnh tranh cho hàng hóa VN; ngược lại, hao phí XH lại càng tăng thêm từ những hiện tượng tham nhũng, lảng phí, đầu tư dàn trải, chi phí công bất hợp lý….đã gián tiếp làm tăng giá thành sp, làm giãm tính cạnh tranh của hàng hóa VN.
Khi càng vào sâu WTO, đặc biệt Asean và Asean +1 ( với TQ ), hàng năm có hàng ngàn dòng thuế nhập khẩu được giãm, tương đương với hàng trăm, hàng ngàn sp chất lượng cao, giá thành thấp từ Malaisya, Thailan, Singapore, TQ nhanh chóng xóa sổ các mặt hàng tương ứng của VN.
Cho đến hiện nay, với lượng hàng hóa NK từ TQ ước tính 28 tỉ USD theo số liệu Hải Quan, tức thực giá ước khoảng 40 tỉ USD, cộng thêm hàng biên mậu, hàng lậu thuế…ước tính 45 tỉ USD hàng hóa bao gồm hàng tiêu dùng, nguyên liệu, trang thiết bị máy móc, các khoản trúng thầu của nhà thầu TQ tại VN (số này không nhiều) được nk từ TQ…. Có thể nói, con số này bao gồm gần như toàn bộ GDP của các ngành sx, kinh doanh hàng tiêu dùng tại VN.
Hay nói một cách khác, ngay chính “cộng dây thun, cây kim, sợi chỉ, cây tăm, đôi đủa….” chúng ta củng phải nhập, hoặc mua nguyên liệu từ TQ về SX, dán nhãn VN và đưa ra thị trường với danh nghĩa hàng sx tại VN.
Nếu có một ai hỏi : không lẻ VN không sx ra được các mặt hàng đơn giản như vậy? Tôi xin thưa : với năng lực của mình, DNVN ta có thể làm được hết, nhưng giá thành cao, không cạnh tranh được với hàng TQ , nên doanh nghiệp VN tự động “dẹp tiệm”, không sx.
Có thể nói, doanh nghiệp sx, kinh doanh hàng tiêu dùng VN, đa phần đã được xem như là Broker của các nhà sx, kinh doanh từ TQ, dưới hình thức này hay hình thức khác.
“ Hàng Việt đang hết đất sống”, “ 80%-90% hàng hóa tại siêu thị được cho là hàng VN, nhưng thực chất toàn là hàng do DN Việt gia công, hàng do công ty đa quốc gia sx hoặc nhãn hàng riêng của siêu thị ” là một nội dung được đăng trên báo Pháp Luật ngày 10/7/2013 đã phản ánh đúng thực trạng của DN Việt, tuy nhiên đây chỉ là việc phản ánh quá trể về một thực trạng đã có từ rất lâu (ít nhất đã hình thành từ 7 năm trước đây).
Đối với nông sản, hải sản…, tình hình củng tương tự : “ Nông sản trúng mùa mất giá”, “chăn nuôi thua lổ”, “ Công khai buôn bán nông sản TQ…với trung bình khoảng hơn 500 tấn mỗi ngày…” ( Báo Phụ Nữ ngày 10/7/2013 )…; tất cả điều này phản ánh nội dung là hàng hóa VN có giá thành cao hơn hàng hóa cùng chủng loại với các nước trong khu vực ( TQ, Thái Lan, Malaisia….), và khi thuế NK càng giãm, doanh nghiệp VN sẽ phá sản ( hay biến thành broker ) càng nhiều.
Việc mua lại các thương hiệu Việt của các DN VN đang trên đà thua lỗ từ các công ty, tập đoàn nước ngoài là một việc làm đương nhiên để giãm chi phí và rút ngắn thời gian xâm chiếm thị phần.
Đã có rất nhiều ý kiến cho rằng, DN VN phải thay đổi qui trình quản lý, cải tiến trang thiết bị, thay đổi công nghệ….để nâng cao chất lượng sp, hạ giá thành sp, tăng sức cạnh tranh…Thật ra, từ nhiều năm trước đây, các DN VN đã có rất nhiều cố gắng để thực hiện điều nầy, nhưng vẩn bất khả thi trong việc cạnh tranh với hàng hóa ngoại nhập, đặc biệt là khi thuế suất thuế NK ngày càng giãm theo lộ trình hội nhập của WTO.
Nguyên nhân chính yếu nhất làm cho hàng hóa VN có giá thành cao hơn sp cùng loại của nước ngoài là do HAO PHÍ XH ( phí nhân công, nguyên vật liệu, giao thông cầu đường, điện, nước, xăng dầu..tham nhũng, lảng phí, thuế chồng thuế,..) đã gián tiếp phân bổ và phân bổ lại vào đơn giá từng sp hàng hóa dịch vụ VN, trực tiếp làm cho DN VN mất dần thị phần trong việc cạnh tranh ngay trên sân nhà ( kể cả trong các lỉnh vực du lịch, dịch vụ khác..).
“ Sự thắng lợi về NSLĐ (TFP) XH của một XH này đối với một XH khác sẽ quyết định sự thắng lợi của một XH này đối với XH khác “.
Việc điều hành, sử dụng ngân sách không hợp lý, việc chạy theo GDP ảo..làm tăng hao phí XH; lãi suất ngân hàng VN ở mức cao nhất thế giới trong một thời gian dài; cùng với cái chết của bong bóng BĐS sắp đến… chỉ là giọt nước làm tràn đầy ly dẩn đến sự phá sản một cách tất yếu hàng loạt DN VN, đánh dấu sự thất bại toàn diện của DN VN trong sự cạnh tranh với các DN nước ngoài có NSLĐ và NSLĐ XH cao hơn hẳn.
Việc nhà nước thực hiện biện pháp kích cầu từ dòng tiền vay từ hệ thống ngân hàng thông qua việc phát hành trái phiếu chắc chắn sẽ không giúp ích được gì cho sự hồi phục của các DN VN đang hấp hối hiện nay; vì một mặt các gói kích cầu nầy sẽ đi “lạc đường”, mặt khác củng không đủ liều lượng do nguồn cung có hạn, nhưng quan trọng nhất là do “NSLĐ XH ở VN quá thấp, hao phí XH quá cao” vẩn chưa được cải thiện ( và có thể củng không bao giờ cải thiện được), đây mới là nguyên nhân chính làm cho DN VN không còn cơ hội hồi phục. Chiến lược kích cầu chỉ làm tăng thêm gánh nặng cho người dân về số nợ phải trả trong tương lai gần.
Việc tăng thu, tận thu bằng mọi hình thức nghỉ ra được để bù mất cân đối ngân sách từ các nguồn thu ít ỏi còn lại sẽ tiếp tục đẩy các DN còn sót lại ra khỏi lĩnh vực KD mãi mãi. Việc này sẽ tiếp tục làm giãm trầm trọng nguồn thu ngân sách cho thời gian tới.

MỘT SỐ TRƯỜNG HỢP CÓ THỂ XẢY RA MỘT CÁCH SONG SONG TRONG MÔI TRƯỜNG KINH DOANH SẮP ĐẾN CỦA VN
TRƯỜNG HỢP 1 :
Bong bóng BĐS sẽ vỡ, các Zombies BĐS sẽ chết cho dù có “cho” hay “không cho” (trừ khi có vài chục tỉ USD trên trời…nào đó rơi xuống) dẩn đến sự tồn tại hay không tồn tại của các Ngân Hàng, ảnh hưởng trầm trọng đến môi trường kinh doanh sắp tới ( lạm phát, tỉ giá không ổn định, giật nợ dây chuyền ….).
Khi ngân hàng mất cân đối, buộc phải mở “room” tỉ lệ phần trăm cho ngân hàng nước ngoài : đây là thời cơ vàng cho DN NN trong việc sở hữu hàng trăm ngàn hạng mục BĐS giá rẻ mạt từ các nhà đầu tư VN. (Thị trường CK cũng sẽ phải mở “room” tương tự.)
Đây là giai đoạn mà hàng chục tỉ USD của người dân, DN VN để dành hàng thập kỷ có thể mất trắng vào tay các nhà đầu tư tài chánh NN trong vòng vài tháng.
Thời gian từ 2014 -2018 cũng là thời gian mà các thương hiệu VN cuối cùng có thể bị thay đổi chủ sở hữu về tay các DN NN.
TRƯỜNG HỢP 2 :
Năm 2015 là năm mà các dòng thuế XNK của VN và TQ giãm về mức 0 %-5%, cũng là năm mà các doanh nghiệp TQ ( và DN nước ngoài khác ) bắt đầu được thành lập doanh nghiệp kinh doanh bán lẻ tương tự như các doanh nghiệp VN ngay trên thị trường VN.
Năm 2018 là hạn cuối của lộ trình cam kết WTO, rào cản cuối cùng về thuế quan giữa VN và thế giới sẽ được gỡ bỏ.
Đây là những thời cơ vàng để các DN nước ngoài xâm chiếm thực địa thị trường VN.
Đặc biệt với DN TQ, VN là nơi mà hàng hóa của họ đã được các DN VN “làm thị trường” dùm, DN TQ đã đo được level của mọi chủng loại hàng hóa nông, lâm, thủy, hải sản… thuộc mọi phân khúc do họ từng cung cấp; thì đây là lúc họ tiến hành các “thủ tục” cắt cầu các “broker – các DN VN “, họ tự thành lập công ty sx, kinh doanh để tự kinh doanh phân phối mọi loại sp.
Khác với các doanh nghiệp Tây Âu thường hợp tác theo phương thức win-win đôi bên cùng có lợi, thì các doanh nghiệp TQ thường không có phong cách nầy; DN TQ sẽ cắt mọi nguồn cung ( hàng hóa, nguyên liệu ) đối với khách hàng VN trước đây, họ sẽ tự kinh doanh, và gián tiếp đẩy hàng chục ngàn DN VN còn sót lại ra khỏi cuộc chơi. An ninh và an sinh xh VN giai đoạn nầy sẽ bị ảnh hưởng nghiêm trọng từ sự gia tăng đột biến của tình trạng thất nghiệp.
Công nhân người TQ sẽ chính thức được làm việc ở VN tại các công ty của người TQ, và cạnh tranh trực tiếp với công nhân VN ở mọi mức lương, mọi vị trí, kể cả lao động phổ thông ( việc thắng lợi trong cạnh tranh nầy là chắc chắn, vì công nhân TQ có kỷ luật cao hơn, và họ cũng rất năng động ), việc nầy sẽ làm đội ngũ thất nghiệp ở VN ngày càng gia tăng.( Đối với Tây Âu, nếu có đến kinh doanh ở VN, chắc họ cũng không hề nghỉ đến việc cạnh tranh với người lao động phổ thông ở ta).
TRƯỜNG HỢP 3 :
Giai đoạn 2015 – 2016 cũng là giai đoạn mà bong bóng BĐS TQ đang bị bể, nạn phá sản DN đang tăng, hàng tồn kho của các DN TQ chất như núi cần tim nơi tiêu thụ, thị trường dể tính của VN sẽ là điểm đến chính ngạch của loại hàng hóa này với giá rẻ không tưởng so với hàng tồn kho hiện hữu của DN VN ( vì đã cắt được nhiều broker trung gian ), điều này sẽ chấm dứt hy vọng cuối cùng về việc thu hồi một phần nào vốn từ hàng hóa tồn kho của một số ít DN VN còn tồn tại đến thời gian nầy.
Trước đây, khi VN còn được hưởng ưu thế về thuế so với TQ khi xuất hàng may mặc sang Châu Âu, DN TQ đã gián tiếp chuyển đơn hàng sang gia công tại VN (họ vẩn là nhà cung cấp nguyên phụ liệu chính ), DN VN chỉ là người bán sức lao động thuần túy; Tuy nhiên, giai đoạn 2015-2016, có thể DN TQ và người lao động TQ sẽ lấy nốt phần lợi nhuận còn lại cuối cùng trong chuổi cung ứng nầy trên chính thị trường VN.
Giai đoạn 2015-2018 cũng là giai đoạn mà ngành công nghiệp phụ trợ TQ có dịp đổi quốc tịch về VN để “ăn” trọn miếng bánh cuối cùng mà DN VN chưa kịp hưởng. Nếu VN có vào được TPP, phần lợi thực sự cũng sẽ lọt vào các DN nước ngoài, đặc biệt là DN TQ.
Giai đoạn 2015-2018 cũng là giai đoạn các “chính hảng” TQ ( theo cách gọi của VN) có sp chất lượng cao đang xuất khẩu Châu Âu, Mỹ… sẽ tràn ngập thị trường VN mà không có lực nào cản được, và có một số chủng loại hàng hóa nầy sẽ phát triển rất mạnh mang tính áp đảo tuyệt đối ( Vì nếu không mua của họ để dung thì không biết mua ……. ở đâu !)
Trong lỉnh vực nông nghiệp, chăn nuôi, người nông dân VN sau khi đã phá sản vì nợ nần đầm đìa mà vẩn không tiêu thụ được sp vì giá cao hơn giá thị trường, đành chấp nhận làm thuê cho DN TQ, DN nước ngoài ngay trên chính mãnh đất cha ông của mình. Sp do công sức làm thuê của người nông dân VN sẽ có mặt trên khắp thế giới dưới thương hiệu của các tập đoàn đa quốc gia, và vì là người làm thuê, người nông dân ta cũng sẽ không giàu.
TRƯỜNG HỢP 4 :
Do DN VN sẽ không phục hồi ( vì những nguyên nhân như đã phân tích ở trên ), nên nguồn thu cho ngân sách cạn dần, việc in thêm tiền ( tiền không có giá trị qui đổi quốc tế ) để đổi tiền ( USD và vàng có giá trị qui đổo quốc tế) từ những phần còn lại cuối cùng của người dân…cũng không đủ bù đắp được việc mất cân đối ngân sách kéo dài; và nếu vẩn nóng vội trong việc kích cầu mà làm cho dòng tiền “chệch hướng”, vì chi tiêu công vẩn còn lãng phí, vì nạn tham nhũng vẫn còn, vì phân bổ nguồn lực không hợp lý, vì sự tác động của các “nhóm lợi ích”, và vì….vẩn không có gì đổi mới trong cách sài tiền thuế của dân như hiện nay…, thì không những người dân không còn tài sản ( USD, vàng) dự trử, mà ngân khố củng chỉ còn tồn những con số khổng lồ “ dư nợ người dân phải trả “ trong tương lai.
….. Và đôi khi vì quá cần tiền, VN có thể phải nhượng bộ, hoặc ưu đãi cho TQ một số vấn đề nào đó, mà VN ta không thể tiên liệu trước được hết những nguy cơ tiềm ẩn, có thể mang lại những thiệt hại và hậu quả vô cùng lớn về lâu dài cho dân tộc. Vậy VN hãy nên tỉnh táo trước những bài học từ quan hệ của TQ với các nước “đồng minh” để có những bước đi thích hợp.
( Lưu ý với VN ta là , khi TQ liên kết đầu tư với các nước đồng minh nào, nước đồng minh đó củng sẽ “gặt hái “ những thành công “ vượt bậc “ tương tự như Bắc Triều Tiên, Myanmar, hoặc như các nước Châu Phi gần đây.)
Tóm lại :
Có đi theo TQ hay không, nền KT vô cùng yếu ớt của VN vẩn phải chuẩn bị đón nhận những cơn “sóng thần” xâm lược về KT vô cùng khốc liệt kể từ năm 2015-2018.
VN sẽ không bao giờ được như TQ ( cho dù là cách nhau 15 năm ) vì con đường VN đang đi hoàn toàn không thể giống như TQ (cho dù có muốn ), và vì VN cũng không còn cơ hội phát triển như TQ trước đây, và cho đến nay, VN cũng không thể có đủ nội lực để có thể độc lập tự chủ về KT như TQ được; Ngay cả có cổ phần hóa hoặc bán hết DN NN, nhưng nếu không có những cải cách thần kỳ, thì nền KT VN trong tương lai chỉ còn là sân chơi dành riêng cho các DN nước ngoài.
Ý kiến riêng :
Nếu các bạn muốn khởi nghiệp trong giai đoạn này, hãy tìm hiểu thật kỷ về tiềm lực và sức cạnh tranh của ngành nghề mà mình quan tâm từ các DN nước ngoài, đặc biệt là từ các DN TQ ( Vì DN VN sẽ phải cạnh tranh với họ ở mọi lỉnh vực, mọi phân khúc ) , thông qua các cuộc triển lãm thường niên của họ, thông qua các khảo sát, thông qua mọi tài liệu, thông tin, đặt biệt là tất cả các hiệp định đã và sẽ được ký kết giữa 2 bên.
Và như TS Alaphan đã nói : “Cho nên, dù chúng ta đang ngồi trên một “hàng không mẫu hạm” lênh đênh không bờ bến, chúng ta vẫn có thể tự xây cho mình và bạn bè gia đình những con thuyền nhỏ, tự lo bơi về một bến bờ mong ước của mình. “, tôi và các bạn, trong muôn trùng khó khăn, hy vọng chúng ta vẫn có thể tự xây cho mình và bạn bè gia đình những con thuyền nhỏ, tự lo tránh bảo táp phong ba, để bơi cho được về một bến bờ mong ước của mình.
Chúc may mắn cho mọi người.
cãm ơn TS ALAN PHAN.
http://www.thongphamdhkt.wordpress.com

  •  21000
  •  Cảm ơn
  •  Phản hồi

Chủ đề đang được đánh giá

0 Lượt cảm ơn
câu phản hồi
Click vào bảng để xem hiển thị đầy đủ thông tin

Bạn vui lòng đăng nhập hoặc Đăng ký tại đây để tham gia thảo luận

Loading…