DanLuat
Chào mừng bạn đến với Dân Luật . Để viết bài Tư vấn, Hỏi Luật Sư, kết nối với Luật sư và chuyên gia, … Bạn vui lòng ĐĂNG KÝ TÀI KHOẢN.
×

Thêm câu phản hồi

Mới: Nghị định 51/2022/NĐ-CP giảm 10% thuế nhập khẩu với xăng

Mức thuế nhập khẩu ưu đãi đối với mặt hàng xăng động chính thức được điều chỉnh giảm từ 20% xuống 10%, tạo cơ hội cho doanh nghiệp tiếp cận nguồn cung mới, có thêm cơ hội để đa dạng nguồn cung xăng dầu.

Ngày 08/8/2022, Chính phủ vừa ban hành Nghị định số 51/2022/NĐ-CP sửa đổi mức thuế suất thuế nhập khẩu ưu đãi đối với mặt hàng xăng thuộc nhóm 27.10 tại Biểu thuế nhập khẩu ưu đãi theo Danh mục mặt hàng chịu thuế ban hành kèm theo Nghị định số 57/2020/NĐ-CP ngày 25/5/2020 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 122/2016/NĐ-CP ngày 1/9/2016 của Chính phủ về Biểu thuế xuất khẩu, Biểu thuế nhập khẩu ưu đãi, Danh mục hàng hóa và mức thuế tuyệt đối, thuế hỗn hợp, thuế nhập khẩu ngoài hạn ngạch thuế quan và Nghị định số 125/2017/NĐ-CP ngày 16/11/2017 sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 122/2016/NĐ-CP.

Cụ thể, sửa đổi mức thuế suất nhập khẩu ưu đãi (MFN) đối với mặt hàng xăng thuộc nhóm 27.10 quy định tại Phụ lục II - Biểu thuế nhập khẩu ưu đãi theo Danh mục mặt hàng chịu thuế quy định tại khoản 1 Điều 2 Nghị định số 57/2020/NĐ-CP ngày 25/5/2020 của Chính phủ thành các mức thuế suất thuế nhập khẩu ưu đãi mới quy định tại Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định số 51/2022/NĐ-CP như sau:

Nghị định 51/2022/NĐ-CP giảm 10% thuế nhập khẩu với xăng

Theo đó, điều chỉnh giảm mức thuế suất thuế nhập khẩu đối với mặt hàng xăng động cơ, không pha chì (thuộc mã HS từ 2710.12.21 đến 2710.12.29) từ 20% xuống 10%.

Chính sách này sẽ góp phần đa dạng hóa nguồn cung, tạo cơ hội tiếp cận nguồn cung mới cho các doanh nghiệp nhập khẩu thay vì trước đây chủ yếu được nhập khẩu từ Hàn Quốc và các nước trong ASEAN.

Việc không phụ thuộc vào nguồn xăng từ Hàn Quốc hay các nước trong ASEAN, giúp thúc đẩy sự ổn định thị trường xăng dầu trong nước, đảm bảo an ninh năng lượng quốc gia trong bối cảnh thị trường xăng dầu thế giới có nhiều biến động khó lường, khó dự báo. 

Bộ Tài Chính cho biết, so với nhiều nước, tỉ trọng thuế trong giá cơ sở xăng dầu của nước ta hiện nay vẫn thấp hơn mức bình quân chung. Tỉ trọng thuế trong giá cơ sở xăng dầu ở nhiều nước hiện nay chủ yếu trong khoảng 40 - 55% đối với xăng và 35 - 50% đối với dầu (ngoại trừ một số quốc gia có trữ lượng dầu mỏ lớn thì có tỉ trọng thấp hơn).

Hiện nay, trong nước với mức thuế bảo vệ môi trường đang được giảm về mức sàn theo nghị quyết đã được Ủy ban Thường vụ Quốc hội thông qua thì tỉ trọng thuế trong giá cơ sở xăng dầu vào khoảng 19,39% đối với xăng E5RON92, 21,95% đối với xăng RON95 và khoảng 11,05% đối với dầu diesel.

Về tác động đến nguồn thu ngân sách, hầu hết các mặt hàng xăng đều được nhập khẩu từ các quốc gia có ký Hiệp định FTA với Việt Nam. Nên thuộc diện được áp dụng mức thuế suất thuế nhập khẩu FTA. Theo đó, mức thuế suất này thấp hơn so với mức thuế suất nhập khẩu MFN.

Việc giảm thuế này, không nhằm mục đích khuyến khích các doanh nghiệp nhập khẩu từ các quốc gia có ký kết Hiệp định FTA mà chỉ giúp doanh nghiệp mở rộng, tạo cơ hội đa dạng nguồn cung.

 

  •  348
  •  Cảm ơn
  •  Phản hồi

Chủ đề đang được đánh giá

0 Lượt cảm ơn
câu phản hồi
Click vào bảng để xem hiển thị đầy đủ thông tin

Bạn vui lòng đăng nhập hoặc Đăng ký tại đây để tham gia thảo luận

Loading…